Theo Trung tâm Tin tức Dầu khí Trung Quốc, ngày 7/10/2024, 53 giếng khoan của mỏ dầu Giang Hán đã hoàn thành nhiệm vụ khoan với kết quả ấn tượng. Đặc biệt, dù cho gặp nhiều thách thức, giếng này đã lập kỷ lục tốc độ khoan cơ khí cao nhất trong phân khúc giếng mỏng.
Thành công này có được nhờ vào sự đổi mới tập thể của nhóm chuyên gia hợp tác phát triển tích hợp công nghệ cao vào hoạt động khoan của mỏ dầu Giang Hán.
Từ tháng 5 – 9/2024, hoạt động xây dựng năng lực sản xuất khí đốt tự nhiên của mỏ dầu đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đáng chú ý, 53 giếng khoan với tổng chiều dài hơn 330.000m thử nghiệm ban đầu, thực tế trong quá trình khoan đã xuất hiện 62 vết nứt lớn và tạo ra tiếng bục lớn. Lúc này, bằng phương pháp xử lý vết nứt mới, chỉ sau 5 phút, nhóm kỹ sư đã nhanh chóng xử lý. Sau đó, thành quả đạt được đã phá vỡ hơn 40 kỷ lục về xây dựng khoan và xử lý các vết nứt vỡ.
Vào tháng 5/2024, Giang Hán triển khai mô hình hợp tác phát triển tích hợp. Nhóm chuyên gia bao gồm các chuyên gia từ Công ty dầu khí Giang Hán, Công ty dầu khí Trung Nguyên, Công ty Kinh Vĩ và Cơ khí Hóa dầu, cùng với các chuyên gia nội bộ của mỏ dầu. Từ khi thành lập, nhóm đã đóng vai trò trung tâm trí tuệ, tập trung vào các mục tiêu nâng cao tỷ lệ thu hồi và giảm chi phí đơn vị.
Về công tác khoan, nhóm chuyên gia áp dụng phương pháp tối ưu hóa thiết kế chính xác, đổi mới mô hình thiết kế tích hợp địa chất - công trình, áp dụng triệu để trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tinh giản 67% nội dung thiết kế, giảm 60% các bước quy trình, nâng cao hiệu suất thiết kế thêm 54%, tạo tiền đề vững chắc cho tăng tốc thi công.
Trước bài toán khó của dẫn hướng địa chất trong các đoạn ngang dài, nhóm đã nghiên cứu và đề xuất phương pháp dẫn hướng địa chất chính xác tích hợp AI, giúp cải thiện tốc độ khoan. Giếng JiaoYe 24-Z1HF hoàn thành đoạn ngang dài 2.531m trong một chuyến khoan duy nhất, giảm 40% thời gian so với giếng lân cận, lập kỷ lục thời gian khoan ngắn nhất trong loại hình giếng này. Giếng XingYe L1006HF cũng phá vỡ hai kỷ lục về chiều dài đoạn ngang và độ dài khoan hoàn thành trong một chuyến khoan.
"Hiện nay, khai thác khí thiên nhiên đang đối mặt với thách thức như chất lượng tài nguyên suy giảm, sản lượng đơn giếng thấp và hiệu quả khai thác gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần thúc đẩy tiến bộ công nghệ, giảm chi phí đơn vị, khai thác hiệu quả các trữ lượng khó tiếp cận để đảm bảo phát triển bền vững." – Ông Bao Hán Dũng, Phó Tổng Kỹ sư Địa chất của Giang Hán và là Trưởng nhóm chuyên gia cho biết.
Nhóm đã tập trung vào chiến lược giảm chi phí, nghiên cứu công nghệ "4 mới" (quy trình mới, công cụ mới, vật liệu mới, thiết bị mới), tối ưu hóa thiết kế từ gốc để cắt giảm chi phí. Đặc biệt, công nghệ cao là chìa khóa chính cho phương pháp mới này.
Trong lĩnh vực ép nứt và thử nghiệm khí, nhóm đã nghiên cứu dung dịch ép nứt pha bột tan nhanh và công nghệ ép nứt hỗ trợ toàn diện. Lần đầu tiên, nhóm thử nghiệm chất giảm ma sát dạng bột tan nhanh tại các giếng khoan và đạt thành công lớn, giúp giảm chi phí vật liệu, tái sử dụng chất lỏng hồi lưu có nồng độ cao, cắt giảm 20% chi phí trên mỗi mét khối chất lỏng.
Ở mảng công trình mặt đất, nhóm đã phát triển thiết kế nền giếng lắp ghép tiêu chuẩn hóa có thể sản xuất hàng loạt và tái sử dụng. Giải pháp này giúp rút ngắn thời gian thi công từ 3-5 ngày, giảm 50% chi phí nền giếng trên mỗi giếng khoan.
Bên cạnh đó, nhóm cũng cải tiến thiết kế hồ hợp nhất cho lưu trữ nước sạch, nước thải và đốt khí tự nhiên, giúp giảm diện tích mặt bằng 550m², tiết kiệm chi phí 660.000 NDT.
"Chúng tôi đang đẩy nhanh quá trình số hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ phát triển bền vững ngành khí thiên nhiên." – Ông Lý Tứ Hải, Trưởng nhóm kỹ thuật thông tin của nhóm chuyên gia cho biết.
Nhóm đã xây dựng nền tảng ứng dụng dữ liệu thông minh, tăng cường quản lý dữ liệu tích hợp, thúc đẩy chia sẻ dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh, giúp khai thác khí thiên nhiên hiệu quả hơn.
Trong kỹ thuật khoan, nhóm đã hoàn thành cơ sở dữ liệu khoan, bao gồm 13 khu vực khai thác khí thiên nhiên, giúp tất cả thông tin như vị trí giếng, tốc độ khoan, chiều sâu được số hóa và đồng bộ trực tuyến. Điều này tạo ra nền tảng dữ liệu mạnh mẽ, hỗ trợ các quyết định khoa học về thi công khoan, tăng tốc và nâng cao hiệu quả khai thác.
Ngoài ra, nhóm đã tối ưu hóa hệ thống dẫn hướng địa chất thông minh, cho phép giám sát từ xa, ra quyết định nhanh và điều chỉnh chính xác.