Cơn sốt "Virtual influencer" trên toàn cầu đang diễn ra như thế nào?
Theo Adweek, ước tính có gần 200 người ảo đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới. Tờ Candid Platform cho biết năm 2022, thị trường này đã đạt đến quy mô là 4,6 tỷ đô la và sẽ tăng 26% vào năm 2025.
Tận dụng những lợi ích lớn từ việc nói không với scandal, có thể tương tác 24/7 đến khả năng biến hoá ngoại hình đa dạng, các thương hiệu lớn trên thế giới đã đầu tư khủng để truyền thông sản phẩm qua kênh của những người ảnh hưởng này. Và đó đã trở thành mảnh đất màu mỡ để người ảnh hưởng ảo khai thác doanh thu. Tiêu biểu, Lil Miquela - người ảnh hưởng ảo gốc Brazil với hơn 3 triệu người theo dõi trên nền tảng Instagram đã thu về từ 6.000 đến 10.000USD cho 1 bài đăng quảng cáo của mình (theo nghiên cứu từ Padua University). Những người ảo nổi tiếng khác như Imma Gram (Nhật Bản), Rozy Oh (Hàn Quốc) cũng trở thành gương mặt đại diện của các nhãn hàng nghìn tỷ đô như Ikea, Samsung, Porsche, Channel...
Vi An - người ảnh hưởng ảo của Viettel đã chính thức ra nhập cộng đồng người ảo thế giới
Công nghệ tạo ra người ảo: Việt Nam đứng hàng top đầu!
Việc tạo dựng nên những người ảnh hưởng ảo với những hình ảnh, chuyển động như thật dựa phần lớn vào công nghệ CGI, 3D scanning và "motion capture" cùng những phần mềm chuyên dụng như Houdini, Maya và Unreal Engine. Càng đạt đến mức độ "siêu thực" thì càng đòi hỏi sự kết hợp giữa hiểu biết sâu về công nghệ tiên tiến và chuyên môn cao về mỹ thuật.
Hiện nay, trên thị trường, độ chân thực của người ảnh hưởng ảo được chia thành 3 mức độ: Hoạt hình (animated) - người ảo với đồ hoạ thiên nhiều về tạo hình 3D, bán thực (semi-real) - người ảo có tỷ lệ cơ thể khớp với người thực, tuy nhiên có thể dễ dàng nhận ra sự "ảo" thông qua chất liệu làn da, mái tóc, đôi mắt; và siêu thực (hyper-real) - người ảo có tạo hình y hệt người thật, khó có thể nhận ra họ là người ảo nếu không phân tích tỉ mỉ từng chi tiết.
AiLynn - người ảo Thái Lan vẫn có những điểm tạo hình "kém thực"
Tại Việt Nam, kỷ nguyên người ảo đã đạt được bước tiến vượt bậc với sự xuất hiện của Vi An. Vi An được tạo hình tỉ mỉ từ làn da, mái tóc, ánh mắt cho đến quần áo - rất khó đế nhận ra những hình ảnh của cô được tạo hình bằng công nghệ CGI.
Vi An và tạo hình siêu thực của mình
Michau và Damsan - 2 ca sĩ ảo của Việt Nam ra mắt MV âm nhạc trong năm 2022
Dễ dàng nhận ra Vi An có sự khác biệt lớn trong tạo hình so với những bậc anh - chị người ảo đi trước tại thị trường Việt
Vi An được biết đến là một người mẫu ảo và một nhà sáng tạo nội dung, hoạt động chủ yếu trên nền tảng Instagram (@vian.righthere) với cộng đồng hơn 38K followers. Vi An đã hợp tác cùng thương hiệu Viettel và trở thành đại sứ thương hiệu được ra mắt chính thức trong sự kiện đại nhạc nhạc hội Viettel Y-Fest diễn ra vào ngày 21.05 vừa qua tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).
Hé lộ nhà sản xuất đứng sau sự ra đời của Vi An - một trong những người ảo siêu thực tại Việt Nam
Được biết, đội ngũ đứng sau Vi An là ADT Creative - Agency tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào các giải pháp marketing. ADT Creative là cái tên kỳ lân trong ngành quảng cáo với đội ngũ nhân sự trẻ trung, sáng tạo và năng lực cốt lõi về mặt công nghệ. Đội ngũ đã ngày đêm mất ăn mất ngủ xây dựng hình ảnh cho Vi An, và đang dày công định hướng tính cách, câu chuyện xung quanh cho cô nàng.
Clip ra mắt ấn tượng của Vi An được ADT Creative dựng hoàn toàn bằng công nghệ CGI
Bên cạnh đó, ADT Creative tiếp tục chứng minh được trình độ năng lực "ngang hàng" với thế giới trong lĩnh vực tạo người ảo khi ứng dụng thành công các hệ thống motion capture đa dạng để tạo ra những cử chỉ - thứ được coi là "sự sống" của các Virtual Human. Cùng với đó là việc sử dụng một trong những xu thế công nghệ được quan tâm và phát triển nhất hiện nay - AI hay cụ thể là Machine learning để tạo ra giọng nói và khả năng tương tác của nhân vật với khán giả.
Sự xuất hiện của Vi An - người ảo với chất lượng hyper-realistic - chính là tín hiệu đáng mừng, chứng minh thế mạnh về nhân sự và công nghệ của Việt Nam trên thị trường quốc tế.