OPEC+ giờ cũng biết sợ: Cắt giảm bao nhiêu một quốc gia ngoài nhóm tăng đủ bấy nhiêu khiến giá dầu không tăng, mâu thuẫn nội bộ càng gay gắt

Đức Nam | 19:21 18/12/2024

Dầu Mỹ tràn ra thị trường sẽ làm xói mòn thêm thị phần của OPEC+ và cản trở nỗ lực tăng giá dầu của nhóm này

OPEC+ giờ cũng biết sợ: Cắt giảm bao nhiêu một quốc gia ngoài nhóm tăng đủ bấy nhiêu khiến giá dầu không tăng, mâu thuẫn nội bộ càng gay gắt

OPEC+ đang lo ngại việc Mỹ sẽ gia tăng sản xuất dầu sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Dầu Mỹ tràn ra thị trường sẽ làm xói mòn thêm thị phần của OPEC+ và cản trở nỗ lực tăng giá dầu của nhóm này, theo Reuters.

OPEC+ đang bơm khoảng một nửa lượng dầu toàn cầu và đầu tháng này đã tiếp tục hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 4025. Tổ chức này đã gia hạn một số đợt cắt giảm nguồn cùng cho đến cuối năm 2026 do nhu cầu yếu và sản lượng bùng nổ từ Mỹ cùng một số nhà sản xuất khác không thuộc OPEC+.

OPEC+ từng nhiều lần đánh giá sai mức tăng sản lượng của Mỹ kể từ khi loại dầu đá phiến của quốc gia này bùng nổ, biến họ thành một trong những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Mỹ hiện bơm khoảng 1/5 nguồn cung thế giới.

“Tôi nghĩ sự trở lại của ông Trump là tin tốt cho ngành dầu mỏ khi các chính sách về môi trường có thể ít nghiêm ngặt hơn. Nhưng Mỹ cũng sẽ tăng sản lượng. Điều này không tốt cho chúng tôi”, đại diện một thành viên OPEC+ nhận định.

Việc Mỹ tiếp tục tăng sản lượng sẽ cản trở các kế hoạch của OPEC+ nhằm tăng sản lượng từ tháng 4/2025 mà không khiến giá giảm. Giá giảm tất nhiên gây tổn hại cho các nước vốn phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.

Tính từ đợt cắt giảm năm 2022, OPEC+ đã cắt giảm tổng cộng 5,85 triệu thùng/ngày. Trong cùng giai đoạn, tổng sản lượng dầu của Mỹ đã tăng 11%, lên 21,6 triệu thùng/ngày theo số liệu từ chính OPEC. Chỉ 11 năm trước, Mỹ chỉ bơm khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày.

OPEC+ hiện chiếm khoảng 48% nguồn cung dầu thế giới, mức thấp nhất kể từ khi nhóm này kể từ năm 2016, theo tính toán của Reuters, dựa trên số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế.

Các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào các năm 2016 và 2020 đã trở thành trợ lực để Mỹ phát triển ngành công nghiệp dầu đá phiến, đưa nước này trở thành nước xuất khẩu hàng đầu, Igor Sechin – người đứng đầu nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft cho biết hồi đầu tháng 12.

Trong một báo cáo tuần trước, OPEC dự đoán tổng nguồn cung dầu của Mỹ sẽ tăng 2,3% vào năm sau. “Họ thừa nhận Mỹ sẽ tiếp tục chiếm một phần lớn hơn của miếng bánh”, Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hoá của SEB cho biết.

IEA dự báo sản lượng của Mỹ sẽ tăng 3,5% vào năm sau, cao hơn so với mức dự báo của OPEC. Trong khi đó, một số lãnh đạo và nhà phân tích trong ngành không tin nguồn của của Mỹ có thể tăng nhiều đến vậy.

Theo một lãnh đạo của Exxon, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tuân theo một thứ gọi là “kỷ luật vốn”, họ sẽ chỉ tăng sản lượng nếu có lãi. Kịch bản này khó xảy ra nếu giá dầu giảm.

“Mỹ không có năng lực sản xuất dự phòng”, Bob McNally, Chủ tịch của Rapidan Energy Group, cựu quan chức Nhà Trắng cho biết. “Việc Mỹ khoan bao nhiêu dầu phụ thuộc nhiều hơn vào quyết định được đưa ra bởi OPEC, hơn là từ Washinton”, ông kết luận.

Gần đây, các thành viên OPEC+ liên tục có dấu hiệu mâu thuẫn khi nhiều quốc gia thành không tuân thủ hạn ngạch do Ả Rập Xê Út đề xuất. "Anh cả" của nhóm thậm chí còn đe doạ các thành viên khác rằng quốc gia này cũng sẽ "phá" hạn ngạch, bơm mạnh dầu thô ra thị trường, khiến giá dấu có thể rơi về mức 50 USD/thùng. 

Nguồn: Reuters


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
OPEC+ giờ cũng biết sợ: Cắt giảm bao nhiêu một quốc gia ngoài nhóm tăng đủ bấy nhiêu khiến giá dầu không tăng, mâu thuẫn nội bộ càng gay gắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO