ShopeeFood
ShopeeFood là một trong những ứng dụng quen thuộc của mọi người khi đặt đồ ăn online. Trước đó, ứng dụng này có tên là Now, kể từ 18/8/2021, app mua đồ ăn Now chính thức thay đổi tên thương hiệu thành ShoppeFood.
Được biết đến là cái tên đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Now không ngừng cải tiến tính năng giúp khách hàng dễ dàng trong việc đặt đồ, đặt theo nhóm, nhiều ưu đãi vận chuyển và giao hàng nhanh.
Ứng dụng đặt đồ ăn Shopee Food còn giúp người bán quản lý thực đơn, đơn hàng ngay trên điện thoại, chiết khấu trên mỗi giao dịch thanh toán không cao, có đặc điểm kinh tế tốt. Bên cạnh đó, ShopeeFood sẽ giúp cửa hàng tiếp cận nhiều khách hàng, không những giúp tăng doanh thu mà còn làm tăng độ tin cậy. Mạng lưới tài xế rộng cùng với việc tích hợp ShopeeFood ngay trên ứng dụng sàn thương mại điện tử Shopee là những lợi thế của app gọi đồ ăn này.
Baemin
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, mới chỉ lấn sân sang thị trường Việt Nam từ giữa năm 2019 nhưng Beamin lại gây ấn tượng tốt trong mắt người sử dụng. Beamin đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gần gũi, thân thiện, đánh mạnh vào hình ảnh và màu sắc xanh khiến người dùng nhớ đến mỗi khi cần đặt thức ăn.
Baemin là một trong những thương hiệu mạnh tay chi tiền cho những chiến dịch truyền thông quảng cáo. Chính vì thế nếu đăng ký gian hàng tại đây, các cửa hàng sẽ cơ hội tiếp cận với thị trường lớn, chủ yếu là giới trẻ ở độ tuổi từ 16 đến 30.
Nhờ hàng loạt các ưu đãi về giá, cước vận chuyển, không chỉ có khách hàng mà bản thân chủ quán cũng có lợi. Nhà bán hàng có thể theo dõi doanh thu theo ngày, tháng, tổng kết tài chính ngay trên app và đưa ra các điều chỉnh để cải thiện hiệu quả.
GrabFood
Nhờ có ưu thế đã phát triển mạnh ở thị trường nước ngoài, Grab có nhiều kinh nghiệm để thích nghi tốt với một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Trên cơ sở xây dựng mạng lưới tài xế công nghệ, ứng dụng Grab ngày càng mở rộng hơn cho các dịch vụ đi chợ hộ, vận chuyển hàng hộ và đặc biệt là dịch vụ đặt đồ ăn GrabFood.
Dù Grab hoạt động ở nhiều mảng nhưng GrabFood cũng đã hoàn thành tốt các nhu cầu của người dùng và là một trong những ứng dụng được nhiều người sử dụng. GrabFood được thiết kế với giao diện dễ sử dụng, chi phí giao vận cạnh tranh và sử dụng được nguồn khách hàng thường xuyên di chuyển thông qua ứng dụng Grab.
Sau khi đăng ký GrabFood, ngay trên giao diện quản lý, nhà bán hàng có thể nắm được các thông tin về doanh thu trong ngày, những đơn giao thành công và mặt hàng bán chạy.
Loship
Có thể nhiều người chưa biết, ứng dụng đặt đồ ăn Loship được phát triển dựa trên Lozi, một trong những kênh review ẩm thực được nhiều người sử dụng một thời. Nhờ đặc điểm này, Loship tiếp cận lượng lớn khách hàng cũ của Lozi ngay trong thời gian đầu ra mắt.
Loship giúp nhà hàng, quán ăn, quán cafe tăng doanh thu nhanh, hỗ trợ các chính sách vận chuyển. Loship giúp khách hàng đặt thức ăn thông qua 2 phương thức: trên ứng dụng điện thoại hoặc trên website. Các hàng quán đối tác với Loship đa số là các quán bình dân, dễ tìm thấy và có uy tín nhất định.
GoFood
Giống như GrabFood được phát triển nhờ Grab, GoFood cũng được hẫu thuận bởi một trong những kỳ lân công nghệ Gojek. Về phần nhà hàng, GoFood cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong quá trình hợp tác, ví dụ như phần chiết khấu khá thấp, hỗ trợ gửi thông tin giảm giá tới khách hàng, hỗ trợ quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Trên ứng dụng đặt đồ ăn Gojek, nhà bán hàng được cung cấp thông tin về hoạt động giao vận đồ ăn của quán trong từng thời điểm. Nhờ đó dễ dàng đưa ra quyết định điều chỉnh chính sách, giá bán, thực đơn sao cho phù hợp.
Khi so sánh với các nền tảng khác, GoFood cũng là một trong những cái tên sở hữu mạng lưới tài xế rộng lớn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian giao hàng và đảm bảo các đơn của thực khách đều sẽ được nhận trong giờ cao điểm.