Mục tiêu Netzero vào năm 2050 đã và đang trở thành điểm nổi bật trong bản đồ phát triển của nhiều quốc gia, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong bối cảnh toàn cầu nhiệt đới gia tăng và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng, quyết tâm của Việt Nam hướng tới mục tiêu Netzero - tức là cân bằng lượng khí nhà kính được thải ra môi trường và lượng khí nhà kính được hấp thụ - đã mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Việc hướng tới mục tiêu Netzero không chỉ phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, mà còn thể hiện sự nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì môi trường bền vững cho thế hệ tương lai. Sự khao khát này cũng thể hiện sự uy tín và sẵn sàng tham gia vào cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với thách thức toàn cầu.
Mới đây trong chương trình "Hành trình tới tương lai" được phát sóng trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam có đề cập tới vấn đề làm sao để Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng về bằng “0” vào năm 2050.
Chương trình nhấn mạnh tới việc những khái niệm như nguồn điện xanh, vật liệu xanh đang ngày càng được các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghiệp lớn quan tâm.
Vậy nguồn điện xanh, vật liệu xanh là gì?
Tham gia chương trình, ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia giải thích về những khái niệm này: “Nguồn điện xanh hay còn gọi là năng lượng xanh được hiểu là nguồn điện sẽ được tạo ra từ những cái nguồn năng lượng tái tạo. Ví dụ như là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, địa nhiệt…
Còn về vật liệu xanh thì được hiểu là những vật liệu mà không gây hại cho môi trường, không chỉ bản thân từ cái vật liệu đó mà ngay cả cái quy trình sản xuất cũng như là cái khi mà chúng ta sử dụng xong vật liệu thì nó phải có thân thiện với môi trường thì đó là cả một cái vòng đời sản phẩm”.
Là công ty đi đầu trong phát triển bền vững, ông Lâm cũng chia sẻ rằng Schneider Electric định nghĩa vật liệu xanh được tồn tại rất là nhiều dưới nhiều dạng. Có thể là những cái bo mạch điện tử có thể tự phân hủy, hay là cái linh kiện những cái vật liệu điện tử làm bằng chất hữu cơ, hay là cho đến những cái kim loại mà chúng ta có thể sử dụng tái chế nhiều lần.
Và cũng là những vật liệu mà có thể tiết kiệm năng lượng khi mà được sản xuất ra hay là những cái vật liệu mà có thể giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng.
Còn doanh nghiệp xanh thì có thể là những doanh nghiệp mà không gây ra những cái tác động tiêu cực đến môi trường hay là đến với xã hội đến cộng đồng hay đến nền kinh tế”.
Trên thực tế, nguồn điện xanh không chỉ giúp giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường một cách đáng kể, nguồn điện xanh còn giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu và giảm nguy cơ ô nhiễm.
Việt Nam đang có những nỗ lực đáng kể trong việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng truyền thống sang nguồn điện xanh. Việc phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và thủy điện đã mang lại những kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng hóa nguồn cung cấp điện.
Tương tự như vậy vật liệu xanh cũng giúp giảm thiểu lượng rác thải và sử dụng tài nguyên. Sự sáng tạo trong việc phát triển vật liệu xanh giúp giảm khí nhà kính và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Mặc dù tiềm năng của nguồn điện xanh, vật liệu xanh là rất lớn, việc triển khai và phát triển chúng không thiếu những thách thức. Bài toán đặt ra là bằng cách nào để doanh nghiệp vừa tăng lợi nhuận, vừa góp phần bảo vệ môi trường và cả hai quá trình trên đều diễn biến một cách bền vững.
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Đồng Mai Lâm chia sẻ: “Ngày nay khi nói về phát triển bền vững thì câu chuyện sẽ không còn là bài toán cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và sự phát triển bền vững. Theo tôi đây là quyết định sống còn. Khi nói về doanh nghiệp có khái niệm mà chúng ta gọi là Triple Bottom Line, có nghĩa là một doanh nghiệp có sự thành công hay không, không chỉ được đánh giá vào các tiêu chí về tài chính mà còn được đánh giá vào những lợi ích mà họ mang lại cho xã hội, cho cộng đồng, cũng như là mang đến với môi trường. Chính vì vậy, tôi cho rằng chúng ta phải quan tâm nhiều hơn tới việc định nghĩa thế nào là một sự thành công chứ không chỉ là khía cạnh tài chính”.
Trên thực tế, khi hoạt động tại Việt Nam Schneider Electric có một hệ sinh thái các nhà cung ứng và công ty giúp cho các nhà cung ứng xây dựng các giải pháp để giảm thải carbon hay tiết kiệm năng lượng.
Công ty này cũng xây dựng mạng lưới EcoExpert, đào tạo xây dựng 1 mạng lưới để làm sao nâng cao được cái năng lực của các đối tác để thực thực thi các cái giải pháp về số hóa, về điện hóa, về tiết kiệm năng lượng. Về mặt công nghệ, Schneider Electric vẫn tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam những giải pháp về số hóa, về điện hóa để giúp chúng ta quản lý năng lượng một cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ những giải pháp về quản lý tòa nhà (PMS) hay hệ thống quản lý năng lượng (PME) hay là những cái giải pháp gọi là Ecostruxure Asset Advisor. Tất cả những giải pháp này để chúng ta có thể quản lý được tài nguyên của mình và nâng cao được tuổi thọ thiết bị, từ đó sử dụng tất cả mọi cái nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả nhất.
Một phần nữa là Schneider Electrics chú trọng nâng cao nhận thức cộng đồng. Công ty đã xây dựng những chương trình như “Anh Hùng Xanh” và đã được sự hưởng ứng của rất là nhiều những đối tác mà khách hàng.