Người Việt tiêu trung bình 7 triệu mỗi năm cho mua hàng online

Hoàng Anh | 09:47 09/11/2022

Việt Nam là một trong những thị trường "màu mỡ" để phát triển ngành thương mại điện tử. Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tính đến năm 2022 là 57 - 60 triệu người.

Người Việt tiêu trung bình 7 triệu mỗi năm cho mua hàng online

Việt Nam là một trong những thị trường "màu mỡ" để phát triển ngành thương mại điện tử. Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tính đến năm 2022 là 57 - 60 triệu người.

Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á

Ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến năm 2022 là 57 - 60 triệu người, giá trị mua sắm của một người được dự kiến sẽ đạt 260 - 285 USD trong năm 2022, ứng với 7 triệu đồng.

Thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh minh họa.

Thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ hai trong ASEAN, sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang với Singapore. Với tốc độ tăng trưởng "chóng mặt" như vậy, thật không ngoa khi nói TMĐT là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp. Những con số "biết nói" đã chỉ ra rằng việc mua sắm online đang trở thành xu thế cho tương lai khi cứ 100 người dùng internet thì có 75 người sẽ mua hàng trực tuyến. 78% trong số họ mua những mặt hàng này trên các sàn TMĐT (theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số).

Với đà tăng trưởng vượt bậc như vậy, tổng doanh thu kinh tế Internet Việt Nam đến năm 2025 được dự báo đạt mức 57 tỷ USD. Việt Nam cũng có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Singapore. Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2022 có thể chạm ngưỡng 60 triệu người.

Vì sao người mua hàng online tại Việt Nam tăng trưởng mạnh?

Các con số tích cực trên đây có được nhờ một phần từ phía các sàn thương mại điện tử đã đầu tư rất mạnh trong triển khai các chương trình quảng bá, nâng cao hình ảnh và giữ vững uy tín, niềm tin ở khách hàng để họ tiếp tục mua ở lần sau hoặc giới thiệu cho bạn bè. Yếu tố uy tín dựa trên nhiều yếu tố như cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thời gian giao hàng, hoạt động giải trí… Bên cạnh đó, hàng chính hãng cũng được các sàn thương mại điện tử quan tâm bởi đây là cách nâng cao uy tín hàng đầu.

Ngoài ra, nhiều sàn thương mại điện tử đã đầu tư hệ thống logistics riêng để nâng cao năng lực lưu chuyển hàng hóa từ nhà bán đến người tiêu dùng cuối. Hệ thống logistics góp phần giảm tối đa thời gian chờ đợi nhận hàng của khách hàng. Theo Báo cáo "Thay đổi hành trình mua sắm tại Đông Nam Á: Từ nhu cầu tìm kiếm đến trải nghiệm nhận hàng" của Tập đoàn Lazada, nhiều hành vi tiêu dùng được ghi nhận thay đổi trong giai đoạn Covid-19, đặc biệt có đến 80% khách mua hàng thương mại điện tử tại Đông Nam Á muốn nhận hàng trong ngày.

Ngoài ra, một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy số lượng người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử đó là các chương trình ưu đãi, mua sắm kết hợp với giải trí tạo tiếng vang lớn, tạo cảm giác thú vị cho người dùng khi sử dụng các dịch vụ mua sắm trên các sàn TMĐT.

Một trong những sàn TMĐT đang làm rất tốt tất cả những yếu tố kể trên không thể không nhắc tới Lazada. Đơn cử như lễ hội mua sắm 11.11 "Sale Bom Tấn" của Lazada sắp tới đây diễn ra trong duy nhất 1 ngày 11/11, Lazada sẽ mang tới cho người tiêu dùng hàng triệu ưu đãi khi mua sắm trên nền tảng của mình, tiêu biểu là tính năng 7 tầng giảm giá: giảm giá trực tiếp đến 50%, mua càng nhiều giảm càng sâu với combo mua 2 giảm thêm 2% và giảm cộng dồn 5 loại voucher cùng lúc trên một đơn hàng, bao gồm: voucher tích lũy lên đến 800k, voucher chớp nhoáng giảm 20%, voucher từ nhà bán hàng, voucher freeship và đối tác thanh toán, hoàn tiền MAX đến 500k… Mua sắm vừa tiện lợi, lại vừa được giá hời, chính vì vậy mua sắm online ngày một phổ biến với người dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Thêm vào đó, để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, Lazada đã và đang phát triển hệ thống gian hàng chính hãng LazMall với hơn 32,000 thương hiệu chính hãng trên khắp Đông Nam Á. Cụ thể, các nhà bán hàng phải có đầy đủ thông tin gian hàng, giấy phép đăng ký kinh doanh cùng nhiều chứng nhận đăng ký thương hiệu hợp lệ khác thì mới được mở gian hàng trên LazMall. Hình thức này giúp khách hàng có thể gia tăng niềm tin mua hàng chính hãng trên sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm tăng cao của khách hàng, cũng như nhu cầu giao nhận của nhà bán hàng trong dịp lễ hội mua sắm cuối năm, Lazada tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng logistics, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý vận hành. Vào tháng 12/2022 tới đây, Lazada sẽ khánh thành thêm 1 trung tâm phân loại hàng hóa tự động công nghệ cao ở Khu công nghiệp Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), với tổng kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm tỷ VNĐ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Người Việt tiêu trung bình 7 triệu mỗi năm cho mua hàng online
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO