Tháng 3 năm 2016, một người đàn ông họ Cao ở làng Thái Gia Chủy, thị trấn An Phú Tự, thành phố Chi Giang, tỉnh Hồ Bắc, đang đào ao trên mảnh đất nhà mình thì phát hiện một sự việc kỳ lạ. Theo đó, khi máy xúc đang làm việc thì vô tình đào trúng một khối đen lớn và cứng nằm khá sâu trong lòng đất. Thấy vậy, anh Cao liền dừng máy để kiểm tra.
Ảnh minh họa: Kknew.cc
Sau khi quan sát kỹ, người đàn ông này nhận ra thứ máy xúc đụng phải là 1 khúc gỗ đen sì, có bề mặt không bằng phẳng. Để kéo bằng được cây gỗ này lên khỏi mặt đất, anh Cao đã phải tốn rất nhiều công sức. Tuy nhiên, cứ ngỡ vật cản đã được loại bỏ, anh nông dân này vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện thêm nhiều khúc gỗ tương tự tại khu vực đó.
Cứ thế, anh Cao và chiếc máy xúc phải làm việc liên tục trong nhiều ngày để đào hết số gỗ tìm được. Tổng cộng có đến 20 cây gỗ, trong đó, có 4 cây có tình trạng rất tốt, gỗ đen, cứng và bền. Số gỗ còn lại nhiều chỗ rỗng tuếch vì bị ăn mòn mạnh. Đặc biệt, anh Cao cũng để ý trong số 20 cây gỗ này, cây lớn nhất có độ dài khoảng 25m, đường kính lên đến 1,5m.
Ảnh minh họa: Kknew.cc
Chuyện anh Cao đào được 20 cây gỗ trên mảnh đất tổ tiên nhanh chóng lan truyền khắp làng, thu hút người dân xung quanh kéo tới xem. Chính quyền thị trấn An Phú Tự cũng nắm được tình hình, lập tức mời thêm chuyên gia đến nhà anh Cao để tìm hiểu rõ sự việc.
Sau khi thẩm định kỹ càng những cây gỗ này, các chuyên gia cho rằng chúng là những cây gỗ âm trầm quý giá. Các chuyên gia cũng cho biết, những cây gỗ này đã bị chôn vùi dưới lòng đất khoảng 2.000 năm. Phần vỏ bên ngoài của chúng đã bị cacbon hóa nhưng phần thân bên trong vẫn còn rất cứng và bền. Càng lại gần, có thể dễ dàng nhận ra mùi thơm nhẹ tỏa ra từ những cây gỗ này.
Theo Kknew.cc, gỗ âm trầm còn được gọi với cái trên rất quý tộc là “Đông Phương Thần Mộc”, được hình thành từ những cây cổ thụ cách đây hàng nghìn năm thậm chí hàng vạn năm, bị chìm, vùi lấp xuống sông do các nguyên nhân tự nhiên. Theo thời gian, chúng tạo thành một kết cấu độc đáo và đẹp mắt. Vì có đặc điểm là hương thơm tự nhiên, chắc thịt, thớ gỗ mịn gần như không có xơ gỗ, chống ẩm cực kỳ tốt, không bao giờ lo bị mục nát nên gỗ âm trầm rất được ưa chuộng để đục tác phẩm truyền thần.
Vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm đã trở thành một món đồ được ưa chuộng cho tất cả các cung điện hoàng gia. Hoàng đế triều đại nhà Thanh coi nó như là một vật liệu hoàng gia và người dân không thể sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình.
Ảnh minh họa: Kknew.cc
Trên thị trường lúc bấy giờ, gỗ âm trầm có tuổi gỗ càng cao thì giá trị càng lớn. Trước đó, một cây gỗ âm trầm nặng khoảng 5 tấn cũng từng được bán với giá cao hơn 1 triệu NDT. Với 20 cây gỗ có kích thước khủng và tuổi thọ khoảng 2000 năm mà anh Cao tìm được, giá trị của chúng rất khó có thể đong đếm. Các chuyên gia ước tính, giá trị của chúng có thể lên tới 500 triệu NDT (tương đương hơn 1.752 tỷ đồng) hoặc thậm chí cao hơn nữa tùy thời điểm.
Bên cạnh giá trị về kinh tế, loại gỗ này cũng có giá trị nghiên cứu cao. Việc phát hiện 20 cây gỗ âm trầm 2.000 tuổi này có giá trị nghiên cứu khảo cổ nhất định về những thay đổi về địa chất và môi trường sống ở địa phương. Sau đó, anh Cao đã bàn giao số gỗ âm trầm đó cho chính quyền địa phương, nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu cũng như tìm những giải pháp hữu hiệu để khôi phục và gìn giữ số gỗ quý giá này.
(Theo Kknews.cc)