Ngày 11/11: Thị trường phân bón tĩnh lặng giữa những đợt sóng

Linh Khang | 12:26 11/11/2021

Theo khảo sát của Markettimes, ngày 11/11 giá một số mặt hành phân bón trên thị trường nội địa đang đứng im. Tuy nhiên, do thiếu nguồn cung dự báo giá sẽ sớm bật tăng.

Ngày 11/11: Thị trường phân bón tĩnh lặng giữa những đợt sóng
Bộ Công thương đang đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét đưa mặt hàng phân bón vào danh mục chịu thuế giá trị gia tăng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã dự báo giá phân bón trung bình năm 2021 dự báo cao hơn 25% so với năm 2020, trước khi giảm vào năm 2022 do nhu cầu phân bón thế giới tăng.

Thị trường thiếu nguồn cung

Cụ thể, giá DAP nâu 64% giá 23.000đ/kg, DAP xanh HH 64% giá 24.500đ/kg, DAP xanh 60% giá 21.000đ/kg. DAP đen và vàng Trung Quốc giá 23.500đ/kg.

DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai giá 17.000đ/kg, đây là giá tại đại lý cấp 1, tuy nhiên do thiếu hàng nên thị trường bán DAP Đình Vũ là 18.000đ/kg và DAP Lào Cai là 18.500/kg.

DAP Đình Vũ Đức Giang giá tại Nhà máy là 19.000đ/kg và giá giao tại Thành phố Hồ Chí Minh là 20.500đ.

Phân đạm Urea Phú Mỹ giá tại nhà máy là 17.000đ/kg còn giá bán trên thị trường 17.500đ/kg. Còn Urea Cà Mau giá tại nhà máy là 17.000đ/kg còn thị trường bán 18.300đ/kg.

Urea Ninh Bình giá tại nhà máy 15.800/đ/kg còn trên thị trường 16.500 đến 17.000đ/kg.

Với phân bón nhập khẩu, giá bán Urea là 18.500đ/kg, Kali miểng giá 17.000đ/kg và Kali bột 13.500đ/kg.

Các doanh nghiệp kinh doanh phân bón nhận định giá DAP các lọai, NPK, kali miểng, Urea đục tiếp tục tăng do thiếu nguồn cùng.

Riêng phân bón Kali bột sẽ ổn định giá trong thời gian tời do đang dư nguồn cung.

Thị trường cũng lưu ý, thông tin Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau chính thức dừng máy bảo dưỡng tổng thể từ ngày 8 đến 23/11/2021 sẽ khiến thị trường phân bón thiếu một nguồn cung lớn.

Sẽ có giải pháp bình ổn giá

Vừa qua, khi trả lời Đại biểu Quốc hội về việc thời gian qua giá phân bón tăng cao, gây khó khăn cho nông dân, sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh; “Sẽ có giải pháp bình ổn giá phân bón”.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận, thời gian qua, giá phân bón, vật tư nông nghiệp vẫn tăng cao là do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận tải, logistics do giãn cách xã hội tăng cao.

Mặt hàng phân bón không thuộc danh mục chịu thuế giá trị gia tăng nên các nguyên, vật liệu đầu vào không được khấu trừ thuế cũng đã làm tăng giá thành sản phẩm và nguyên nhân nữa là do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng phân bón của thế giới tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ sẽ phối hợp tốt hơn với các bộ, ngành, địa phương để có các giải pháp hiệu quả. Trong đó có việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm

Bộ Công thương cũng đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng để mặt hàng phân bón được bổ sung vào danh mục chịu thuế giá trị gia tăng giúp cho mặt hàng này có cơ hội giảm giá và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Ngày 11/11: Thị trường phân bón tĩnh lặng giữa những đợt sóng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO