Nằm không xa Việt Nam, cảng biển lớn nhất thế giới "khủng" như thế nào?

Nhất Lưu | 11:28 15/05/2023

Cảng Thượng Hải chiếm tới 1/4 lượng vận chuyển hàng hóa xuất và nhập khẩu của Trung Quốc và được công nhận là cảng biển lớn nhất thế giới.

Nằm không xa Việt Nam, cảng biển lớn nhất thế giới "khủng" như thế nào?

Siêu cảng lớn nhất hành tinh 

Cảng Thượng Hải là một trong những cảng nhộn nhịp và tấp nập nhất trên thế giới. Nó bao gồm một cảng nước sâu và một cảng sông. 

Cảng Thượng Hải có 125 cầu cảng. Theo thống kê, vào năm 2020, cảng Thượng Hải đã vận chuyển sản lượng container lên tới 47,5 triệu TEU (đơn vị tương đương 20 foot nhằm xác định sức chở của các loại container hay phương tiện xếp dỡ). Nó vẫn duy trì được sản lượng container lớn nhất thế giới trong 13 năm liên tiếp.

Hiện nay, Tập đoàn cảng biển quốc tế Thượng Hải (SIPG) là cơ quan chịu trách nhiệm vận hành và quản lý các bến trong cảng. 

SIPG xử lý vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm duy trì, sản xuất và cho thuê container cũng như xây dựng, quản lý và vận hành các cơ sở cảng. 

screenshot-2023-05-15-112230.png

 

Thậm chí, tờ ChinaDaily cũng cho biết, vào tháng 7/2022, Cảng Thượng Hải đã lập kỷ lục về sản lượng container với hơn 4,3 triệu TEU. Lượng hàng xử lý hàng ngày vào 8/9 và 11/9 lần lượt là 160.000 TEU và 170.000 TEU. Vì vậy nó được mệnh danh là siêu cảng top 1 thế giới.

Sự ra đời của Cảng Thượng Hải 

Cảng Thượng Hải, ban đầu vốn là khu vực có tên là Shen hoặc Hudu vào giữa thế kỷ thứ V và thứ VII sau CN. Tới năm 1297, dưới thời nhà Nguyên, nơi này đã được nâng cấp lên thành phố. Từ năm 1684, dưới thời nhà Thanh, tàu biển nước ngoài đã được phép ra vào cảng và phải nộp thuế hải quan. Năm 1735 nó đã trở thành cảng biển quan trọng nhất của khu vực sông Dương Tử. 

Năm 1842, cảng Thượng Hải mở cửa cho thương mại quốc tế. Hoạt động giao thương trở nên tấp nập khi các quốc gia khác cũng dỡ bỏ quy tắc địa phương sau một số hiệp ước. 

Năm 1991, khi được phép thực hiện cải cách kinh tế bởi chính quyền trung ương, cảng Thượng Hải đã chứng kiến sự bùng nổ về kinh tế và hạ tầng. 

Cơ sở vật chất và dịch vụ 

Cảng Thượng Hải có các bến có thể xử lý hàng rời, hàng RO/RO (cách vận chuyển hàng hóa trên tàu biển bằng hình thức đưa hàng lên và xuống thông qua việc kéo hoặc để hàng hóa tự di chuyển bằng cầu dẫn nghiêng) và các hàng hóa đặc biệt. 

Các bến này cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau như dẫn tàu, hệ thống tàu kéo, kiểm đếm hàng hóa, đại lý và dịch vụ công nghệ thông tin cảng. 

Các khu vực cảng chính 

Wusongkou, Waigaoqiao và Yangshan là ba khu vực cảng container chính của cảng Thượng Hải. Chúng có chiều dài cầu cảng đạt 13 km, 43 chỗ neo tàu và 156 cần trục giàn. 

Khu vực Wusongkou được quản lý bởi công ty bến cảng Container Thượng Hải (SCT) - một liên doanh giữa Hutchison Port Holdings Limited (HPH) và SIPG. 

Công ty này trực tiếp vận hành ba bến container Zhanghuabang, bến đường Jungong và bến đường Bảo Sơn. Cả 3 bến đều được trang bị hệ thống quản lý và làm sạch container; khu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa; khu lưu trữ hàng hóa nội địa và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. 

shutterstock_shanghai_weiming-xie-1200x671.jpg

Khu vực Waigaoqiao được điều hành bởi nhiều đơn vị như Công ty cảng container quốc tế Pudong Thượng Hải, Chi nhánh công ty cảng container SIPG Zhendong, Công ty cảng container Đông Thượng Hải và Công ty TNHH cảng container Mingdong Thượng Hải. 

Công ty Pudong Thượng Hải hoạt động trên diện tích 500.000 mét vuông, được trang bị 147 máy móc thiết bị xử lý container, 36 cần cẩu RTG, 10 cần trục giàn, 73 xe chở container và 11 xe nâng hàng hóa.

Công ty Mingdong Thượng Hải cũng hỗ trợ xử lý, lưu trữ và vận chuyển các container, đồng thời bảo trì và làm sạch. 

Công ty cảng container quốc tế Shengdong Thượng Hải chịu trách nhiệm vận hành cảng nước sâu Yangshan. Các hoạt động của cảng được thực hiện bởi 34 cần trục giàn và 120 cần cẩu RTG. Cảng có khả năng xử lý 2,2 triệu TEU hàng hóa container.

Cảng cũng được hỗ trợ bởi các cảng hàng hóa không container khác trên sông Hoàng Phố. Những bến cảng này đóng vai trò như những trung tâm phân phối hàng hóa đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực cửa sông Dương Tử. 

Kế hoạch mở rộng cảng Thượng Hải 

Do không có đủ độ sâu cần thiết đối với các cảng ven bờ, cảng nước sâu Dương Sơn đã được xây dựng thêm với 4 giai đoạn. Nó cách đất liền 30 km và có một cây cầu dài 32,5 km nối cảng với đất liền.

Giai đoạn I bắt đầu vào tháng 12/2005 với khoản đầu tư 7,5 tỷ USD. Trong năm đầu tiên xây dựng, bến cảng này đã xử lý 3,1 triệu TEU. 

Giai đoạn II được thực hiện với số vốn đầu tư là 7 tỷ USD và đi vào hoạt động từ tháng 12/2006 - năng lực xử lý 2,1 TEU với 4 bến. 

Giai đoạn III hoạt động vào năm 2008 và giai đoạn IV hoạt động vào tháng 12/2017. 

Với vị trí chiến lược quan trọng, cảng Thượng Hải trở thành đầu mối và là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất của Trung Quốc đối với hoạt động thương mại quốc tế. 

Cảng này chiếm tới 1/4 lượng vận chuyển hàng hóa xuất và nhập khẩu của Trung Quốc. Tại đây, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển là than, quặng kim loại, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, thép, máy móc và thiết bị xây dựng.

Tham khảo Ship technology, China Daily

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nằm không xa Việt Nam, cảng biển lớn nhất thế giới "khủng" như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO