Mọi ánh mắt đổ dồn vào hai báo cáo quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới: Fed sẽ làm gì tiếp theo?

Anh Dũng | 09:36 23/09/2024

Câu hỏi lớn nhất đối với các nhà đầu tư trong tuần này là các dữ liệu mới có chứng minh được lời khẳng định của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ hay không.

Mọi ánh mắt đổ dồn vào hai báo cáo quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới: Fed sẽ làm gì tiếp theo?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã cắt giảm lãi suất đúng như mong đợi và thị trường lập tức phản ứng tích cực với động thái này. Nhưng niềm vui chỉ thoáng qua. Phiên giao dịch cuối tuần trước mang đến những lo ngại mới về tình hình của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

Kết thúc tuần, chỉ số S&P 500 tăng khoảng 1,4%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1,6%, trong khi Nasdaq Composite tăng 1,5%. Mặc dù phiên giao dịch ngày thứ Sáu khiến S&P 500 giảm, nhưng chỉ số này vẫn lập đỉnh mới trong tuần.

Diễn biến của các chỉ số chính trong tuần qua

Câu hỏi lớn nhất đối với các nhà đầu tư trong tuần này là các dữ liệu mới có chứng minh được lời khẳng định của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ hay không. Báo cáo GDP quý II dự kiến ​​công bố vào thứ Năm, ngày 26/9.

Chủ tịch Fed cũng thận trọng không tuyên bố chiến thắng lạm phát, dù áp lực giá cả tiếp tục giảm. Dữ liệu về chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố vào thứ Sáu, ngày 27/9. Đây sẽ là thước đo về tình hình lạm phát hiện tại.

Báo cáo tài chính hàng quý từ Costco, Micron và Accenture cũng sẽ được công bố trong tuần này.

Fed sẽ làm gì tiếp theo?

Công chúng sẽ nhận được bình luận mới từ các quan chức Fed về sự thay đổi quan trọng trong chính sách tiền tệ. Có lẽ câu hỏi lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách là phải làm gì tiếp theo.

Ít nhất tám quan chức ngân hàng trung ương, bao gồm Chủ tịch Powell, phó chủ tịch Fed phụ trách giám sát Michael Barr, Chủ tịch Fed New York John Williams sẽ có phát biểu hoặc tham gia các hội nghị trong những ngày tới.

Phát biểu của họ có thể sẽ làm sáng tỏ quyết định cắt giảm 50 điểm cơ bản của Fed. Các thành viên Fed dự kiến ​​sẽ có thêm hai lần cắt giảm 25 điểm cơ bản trong năm nay, tiếp theo là bốn lần nữa trong năm 2025.

Chủ tịch FED Jerome Powell

Những rủi ro cũ và mới

Trọng tâm duy nhất của Fed trong hai năm qua là kiềm chế lạm phát quá cao và thị trường việc làm quá nóng. Nhưng giờ đây, khi lạm phát đã hạ nhiệt và thị trường việc làm có dấu hiệu chậm lại, Fed phải thực hiện nhiệm vụ của mình trên cả hai khía cạnh.

Chủ tịch Fed lưu ý rằng rủi ro lạm phát đã giảm, trong khi rủi ro đối với thị trường việc làm tăng lên. "Chúng tôi biết rằng đã đến lúc phải hiệu chỉnh lại chính sách của mình", ông nói. Chủ tịch Powell cũng xác nhận rằng cán cân rủi ro "bây giờ đã cân bằng".

Các nhà phân tích dự kiến ​​chỉ số PCE tháng 8 sẽ đạt 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức tăng 2,5% của tháng trước đó. Số liệu nếu thuận lợi như vậy sẽ khẳng định quyết định của Fed là đúng đắn.

Nhưng Fed vẫn chưa đạt được mục tiêu lạm phát là 2%. Và như các ngân hàng trung ương đã nhắc lại, việc nhả phanh quá sớm có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.

Như các nhà phân tích của Bank of America Global Research đã nêu tuần trước: “Với mức tăng trưởng tiềm năng, tiêu dùng mạnh mẽ và thị trường chứng khoán phá kỷ lục, một chu kỳ nới lỏng trong bối cảnh như vậy là khó có thể lý giải nếu không phải suy thoái sắp xảy ra”.

"Trừ khi Fed nhìn thấy điều gì đó mà chúng ta đang bỏ lỡ, một chu kỳ nới lỏng mạnh mẽ hơn có thể khiến việc đạt được mục tiêu 2% trở nên khó khăn hơn”, họ cho biết.

Theo Yahoo Finance


(0) Bình luận
Mọi ánh mắt đổ dồn vào hai báo cáo quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới: Fed sẽ làm gì tiếp theo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO