Không phải tiền, thiếu thứ này mới là yếu tố khiến bạn khó có được sự an tâm tài chính!

Ngọc Linh | 17:46 12/04/2024

Nền tảng của sự an tâm tài chính là gì, nếu không phải là tiền?

Không phải tiền, thiếu thứ này mới là yếu tố khiến bạn khó có được sự an tâm tài chính!

Mới đây trang CNBC đã đăng tải kết quả cuộc khảo sát của SurveyMonkey với 4500 người, về cảm giác bất an hoặc an tâm tài chính. Kết quả cho thấy 70% thừa nhận họ cảm thấy “rất căng thẳng” hoặc “hơi căng thẳng” về tình hình tài chính của mình.

Nguyên nhân hàng đầu gây ra sự căng thẳng này bao gồm một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của người tiêu dùng, bao gồm lạm phát (65%), sự bất ổn trên toàn nền kinh tế (35%) và lãi suất cao (27%). Những người khác chỉ ra các yếu tố trong hoàn cảnh cá nhân của họ như thiếu tiền tiết kiệm (44%), nợ thẻ tín dụng (26%) hoặc bị mất nguồn thu nhập (16%).

1712918272638634091691(1).jpg
Ảnh minh họa

Không thể phủ nhận việc thiếu tiền là nguyên nhân chính khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng về tài chính. Tuy nhiên, đào sâu vấn đề này thêm nữa, các chuyên gia đã chỉ ra gốc rễ vấn đề, không hẳn là chuyện có nhiều - vừa đủ - ít tiền.

Có kiến thức về tiền bạc là nền tảng tạo ra sự an tâm tài chính!

Nói cách khác, không có kiến thức về tiền bạc là yếu tố cốt lõi tạo ra cảm giác bất an tài chính. Điều này không mấy khó hiểu, khi bạn không có kiến thức, có tiền trong tay bạn cũng không biết cách giữ và làm nó sinh lời.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra tìm hiểu kiến thức về tiền bạc có thể cải thiện tình hình tài chính của bạn.

Lusardi - Thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Stanford (Hoa Kỳ) cho biết: “Việc hiểu biết về tài chính có vai trò vô cùng quan trọng. 

Chỉ số Tài chính Cá nhân của Viện TIAA-GFLEC, được thực hiện hàng năm kể từ năm 2017, bao gồm các câu hỏi để đánh giá kiến ​​thức tài chính cơ bản của người trả lời cũng như các câu hỏi về thói quen tiền bạc và hạnh phúc cá nhân của họ.

Kết quả cho thấy người tiêu dùng đạt điểm cao trong các câu hỏi về kiến ​​thức tài chính ít gặp khó khăn hơn so với những người có điểm thấp khi gặp khó khăn trong việc trang trải cuộc sống trong một tháng”.

Hensley - Chuyên gia tại NEFE (National Endowment for Financial Education - Quỹ Giáo dục Tài chính Quốc gia) cho biết, mọi người có xu hướng áp dụng nhanh các kiến ​​thức tài chính mới tìm được, mà không tự tìm hiểu và xác minh thông tin, xem kiến thức đó có đúng hay không. Điều này khá tai hại.

106752657-1603211429074-gettyimages-1183395880-091a0008(1).jpeg
Ảnh minh họa

Hensley nói: “Hành động hay sự tự tin đều cần đi kèm sự hiểu biết, đặc biệt là với các khoản đầu tư hay các khoản chi lớn”.

Sau đó, bà chỉ ra 3 bước mà bạn nên làm để bổ sung kiến thức tài chính vào kho tàng hiểu biết của mình.

  • Nói về tiền bạc: Bạn nên trò chuyện với bạn bè, người thân (bố mẹ, bạn đời) về chuyện tiền bạc nói chung. Thời điểm bạn bắt đầu cởi mở nói chuyện với người khác về các quyết định tài chính, những điều bạn đang băn khoăn trong chủ đề tiền bạc,... là biểu hiện đầu tiên của việc cởi mở tiếp thu kiến thức tài chính. Sự cởi mở học hỏi là yếu tố rất quan trọng. Bạn không thể học tốt nếu trong đầu bạn đang giữ quá nhiều định kiến.
  • Tìm kiếm lời khuyên: Nhiều người cho rằng hiểu biết về tài chính có nghĩa là tự mình phải tìm hiểu mọi thứ nhưng đây là quan niệm sai lầm theo quan điểm của Hensley. Bạn cần biết tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Liên hệ với cố vấn tài chính, nhân viên tư vấn hoặc chuyên gia khác có thể giúp bạn tiếp thêm kiến ​​thức và đạt được tiến bộ nhanh hơn so với việc tự mày mò.
  • Lập kế hoạch: Đây là bước bạn áp dụng các lời khuyên/kiến thức tài chính bản thân đã học được vào thực tiễn. Bạn cần đặt ra một mốc thời gian và các bước cụ thể để giải quyết vấn đề tài chính của bản thân, ví dụ như kế hoạch trả nợ, kế hoạch tiết kiệm theo tháng/quý/năm,...

Mọi người nghĩ gì khi nghĩ tới “an tâm tài chính”?

Mỗi người sẽ có một quan niệm khác nhau về sự an tâm tài chính. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của SurveyMonkey đã chỉ ra 9 yếu tố có tác động lớn nhất tới cảm giác an tâm tài chính của mọi người.

  1. 1. Không có nợ tồn đọng.
  1. 2. Tiền tích lũy/tiết kiệm ở mức “cao”.
  1. 3. Có nhà riêng.
  1. 4. Có công việc thu nhập tốt, sự nghiệp thăng tiến ổn định.
  1. 5. Có quỹ hưu trí.
  1. 6. Có nhiều hơn 1 nguồn thu nhập thụ động.
  1. 7. Có bảo hiểm sức khỏe.
  1. 8. Sở hữu BĐS khác ngoài nhà ở.
  1. 9. Có một doanh nghiệp/công ty hoạt động ổn định.
5-loi-khuyen-ve-dau-tu.jpg
Ảnh minh họa

Hensley nhấn mạnh mọi người cần hiểu rằng an tâm tài chính là mục tiêu mang tính cá nhân cao, và không nhất thiết phải có mức thu nhập ngất ngưởng hoặc khối tài sản đồ sộ để cảm thấy an tâm tài chính. 

“Tôi không phải là triệu phú, nhưng tôi có thể thanh toán các hóa đơn đúng hạn và nuôi sống gia đình mình. Với tôi, vậy là an tâm tài chính” - Hensley chia sẻ.

Theo CNBC


(0) Bình luận
Không phải tiền, thiếu thứ này mới là yếu tố khiến bạn khó có được sự an tâm tài chính!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO