Không phải NEU, trường đại học công lập này mới là "bệ phóng" của ông chủ hệ sinh thái nghìn tỷ Taseco: Cái tên top đầu ngành Tài chính, có môn thể dục đậm chất "quý tộc"

Phương Thùy | 11:13 24/05/2024

Đây là cái nôi bồi dưỡng, nâng bước và chắp cánh cho rất nhiều thế hệ sinh viên thành đạt, vừa có tài, vừa có tâm. Ông chủ đứng sau hệ sinh thái nghìn tỷ Taseco cũng là một trong số đó.

Không phải NEU, trường đại học công lập này mới là "bệ phóng" của ông chủ hệ sinh thái nghìn tỷ Taseco: Cái tên top đầu ngành Tài chính, có môn thể dục đậm chất "quý tộc"

Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành (1963-2023), với sứ mạng "cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao cho xã hội", Học viện Tài chính ngày càng lớn mạnh, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao về Tài chính – Kế toán quan trọng cho đất nước.

Năm 1963, trường được thành lập với tiền thân là Trường cán bộ tài chính kế toán Trung ương. Một năm sau, trường đảm nhận thêm chức năng đào tạo cán bộ ngân hàng, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước khi chấm dứt chiến tranh. Ngày đầu thành lập, đội ngũ giảng viên chưa đầy 40 người, chủ yếu là những người có kinh nghiệm nghiệp vụ lâu năm ở Bộ Tài chính tự tay soạn giáo trình, bài giảng. Năm 1976, trường đổi tên thành Trường đại học tài chính kế toán, đánh dấu bước phát triển mới về chất, nâng cao vị thế của đại học đào tạo uy tín trên cả nước.

Trong kỷ niệm 60 năm thành lập trường, Giám đốc Học viện Tài chính, PGS. TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Cơ trao biểu trưng Nhà giáo tiêu biểu vinh danh các nhà giáo tiêu biểu qua các thời kỳ. Ảnh: Lâm Hiển

Sau nhiều năm hoạt động, phát triển cơ sở, đổi tên để bám sát chức năng và nhiệm vụ đào tạo, mở thêm khóa đào tạo sau đại học, đẩy mạnh nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu khoa học... học viện đã đáp ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính - kinh tế - kế toán cho đất nước, nhanh nhạy theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày càng mở cửa hội nhập thế giới. Đây cũng là "cái nôi" đầu tiên đưa bộ môn Kiểm toán với độ khó cao vào chương trình đào tạo để nâng tầm chất lượng.

Từ ngày 17/8/2001, Học viện Tài chính được thành lập theo Quyết định số 120/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự kiện lịch sử đánh dấu quá trình thay đổi của nhà trường, khẳng định sự chuyển đổi hình thức hoạt động theo mô hình mới.

Học viện Tài chính tham gia Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của HSSV lần thứ VI, 2024

Đến nay, Học viện Tài chính đã đào tạo được gần 140.000 cử nhân, gần 10.000 thạc sĩ và trên 500 tiến sĩ. Những cựu sinh viên, cựu học viên của HVTC đều rất thành đạt trên cương vị công tác của mình. Nhiều người hiện nay đã trở thành những cán bộ quản lý kinh tế, doanh nhân thành đạt, có tài, có tâm, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong đó, doanh nhân Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Taseco, cũng là cựu sinh viên tốt nghiệp Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) và đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không.

Giai đoạn từ 1998 - 1999, ông làm kế toán tại Công ty Xây dựng số 1 – TCT Xây dựng Hà Nội. Giai đoạn 1999 – 2006, ông đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp tại CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài. Giai đoạn 2006-2007 làm Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế toán CTCP Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài.

Doanh nhân Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Taseco, là một cựu sinh viên tiêu biểu của trường.

Tên tuổi của doanh nhân Phạm Ngọc Thanh gắn liền với sự phát triển của CTCP Tập đoàn Taseco (Taseco Group). Ông là nhà đồng sáng lập của Tập đoàn Taseco và đã song hành với công ty từ ngày đầu thành lập với vai trò Chủ tịch HĐQT. Hiện, ông Thanh cũng là Chủ tịch HĐQT Taseco Land, Taseco Airs và CTCP Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng.

Về Taseco Group được biết đến là doanh nghiệp nghìn tỷ, được thành lập năm 2005, tiền thân là CTCP Dịch vụ hàng không Thăng Long. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: Dịch vụ phi hàng không tại các sân bay quốc tế, dịch vụ khách sạn; đầu tư kinh doanh bất động sản, hạ tầng nhà ga hàng không và đầu tư tài chính.

Ngoài ra, một số cái tên cựu sinh viên nổi bật khác của Học viện Tài chính có thể kể đến là bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam, người được mệnh danh là "nữ tướng ngành kiểm toán"; hay ông Mai Hồng Hải - Chủ tịch HĐTV Cty TNHH MTV Xi măng VICEM Hải Phòng; ông Lê Hoàng Tùng - Phó Tổng Giám đốc Vietcombank; ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam; doanh nhân Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch Tập đoàn IDJ GROUP; ông Phùng Quang Hiệp - Tổng Giám đốc Tập đoàn hóa chất Việt Nam...

Năm 2024, Học viện Tài chính tuyển sinh hệ đại học với 5 phương thức, dự kiến 4.500 chỉ tiêu. Nhà trường cũng công bố mức điểm sàn xét tuyển theo hình thức đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Với bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm sàn từ 90/150 điểm. Từ 60 điểm trên thang điểm 100 của bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trường xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển.

Với phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau:

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: chứng chỉ IELTS Academic đạt từ 5.5 điểm, TOEFL iBT đạt từ 55 điểm. Hoặc kết quả thi SAT đạt từ 1050/1600 điểm. ACT đạt từ 22 điểm trở lên. Chứng chỉ, kết quả thi còn hiệu lực tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

Đồng thời, trường sẽ xét tuyển bình đẳng với đối tượng xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó:

- Điểm môn 1: Là điểm môn Toán.

- Điểm môn 2: Là điểm môn Ngữ văn hoặc Vật lý hoặc Hóa học.

- Điểm môn 3: Là điểm môn tiếng Anh quy đổi.

- Điểm ưu tiên: Theo quy chế tuyển sinh hiện hành.

Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10

Đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam), trường sẽ căn cứ kết quả học tập THPT của thí sinh. Ngoài ra, ưu tiên thí sinh đã có thông báo tiếp nhận vào học của các trường đại học trên thế giới.

Đáng chú ý, thời gian gần đây, nhà trường không chỉ hấp dẫn sinh viên ở chất lượng đào tạo hàng đầu trong ngành Tài chính kế toán, mà còn thu hút đông đảo sự chú ý ở phương diện giáo dục thể chất. Bên cạnh bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn... nhà trường cũng đưa Golf vào chương trình giảng dạy để sinh viên lựa chọn. Hình ảnh các sinh viên AOF luyện tập bộ môn golf đang "gây sốt" trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

Kênh Tiktok hocvientaichinh_official từng đăng tải hình ảnh về "bộ môn quý tộc" này.

Golf là một môn thể thao mà người chơi sử dụng nhiều loại gậy để đánh bóng vào một lỗ nhỏ trên sân Golf sao cho số lần đánh càng ít càng tốt. Không giống như hầu hết các trò chơi với bóng khác, Golf không yêu cầu một khu vực thi đấu được tiêu chuẩn hóa. Cuộc chơi diễn ra trên một sân đã được sắp xếp theo một chu trình định sẵn gồm 9 lỗ hoặc 18 lỗ (hay hố).

Hình ảnh các sinh viên AOF luyện tập bộ môn golf đang "gây sốt" trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

Bộ môn thể thao này từ lâu đã được biết đến là môn "thể thao quý tộc" khi mọi chi phí liên quan từ tiền học phí, giá cả dụng cụ, trang phục, giá chơi... đều đắt đỏ. Tại Học viện, môn học này hiện chỉ mở cho sinh viên chất lượng cao, các bạn sinh viên hệ thường chưa được tiếp cận sâu rộng.

(Tổng hợp)


(0) Bình luận
Không phải NEU, trường đại học công lập này mới là "bệ phóng" của ông chủ hệ sinh thái nghìn tỷ Taseco: Cái tên top đầu ngành Tài chính, có môn thể dục đậm chất "quý tộc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO