Hai điểm yếu ‘chết người’ Temu cần cải thiện nếu muốn giành miếng bánh thị phần từ tay Shopee và Lazada

Thảo Vân | 08:43 25/10/2024

Chưa hỗ trợ thanh toàn bằng tiền mặt và không có gian hàng chính hãng là hai điểm yêu cần cải thiện của Temu nếu muốn chiếm thị phần tại Việt Nam.

Hai điểm yếu ‘chết người’ Temu cần cải thiện nếu muốn giành miếng bánh thị phần từ tay Shopee và Lazada

Trải nghiệm Temu sau khi vô tình bấm phải quảng cáo, Ngọc Lệ (25 tuổi, Hà Nội) tải và thử sử dụng Temu. 9X bất ngờ bởi ứng dụng có giao diện đơn giản, sử dụng tiếng Việt nên ai đã từng mua hàng trên sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada đều có thể sử dụng.

“Khi thử mua một món đồ, quy trình mua hàng không khác nhiều so với các sàn khác. Chỉ cần chọn món, bấm mua, thêm địa chỉ, mã giảm giá và chuyển qua bước thanh toán là xong”, Lệ nói.

Đặt một kiện đồ gia dụng giá dưới 500.000 đồng trên Temu hôm 17/10, Ngọc Lệ nhận được hàng chỉ sau 5 ngày.Ngoài giao diện, người dùng này đánh giá, thời gian vận chuyển hay chính sách giá của Temu cạnh tranh, thậm chí tốt hơn nhiều sản phẩm đang được bày bán trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế cạnh tranh, 9X này cũng nhận ra điểm yếu gồm cách thức thanh toán và gian hàng chính hãng mà Temu cần cải thiện nếu muốn chia thị phần cùng các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay.

Theo quan sát, để thanh toán, hiện nay, người dùng chỉ có thể thanh toán qua thẻ quốc tế, Google Pay trên máy Android hoặc Apple Pay trên máy iPhone, iPad. Tuy nhiên, đây chính là rào cản cuối cùng khiến nhiều người dù đã chọn đồ, lại bỏ dở bước thanh toán vì lo ngại vấn đề bảo mật.

Do Temu là sàn thương mại mới, chưa nhận được sự tin tưởng của người dùng nên việc cần nhập các thông tin liên quan đến thẻ khiến quá trình thanh toán trở nên bất tiện hơn. Trong khi đó, tại Việt Nam, ship COD lại là hình thức mua hàng được ưa chuộng vì người mua muốn kiểm hàng trước khi thanh toán.

Điểm khác biệt thứ hai của Temu so với các sàn thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam như Lazada, Shopee là nền tảng này chưa có các gian hàng chính hãng. Do đó, với những người dùng nhạy cảm về chất lượng, việc thiếu các “bảo chứng” từ sàn khó thuyết phục họ. Nếu muốn thử, người dùng sẽ phải tìm hiểu, xem xét các đánh giá kĩ hơn từ người dùng nước ngoài trước đó.

6a325d1d-1d64-42bd-abb6-79dbc424.jpg

Temu là một nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng toàn cầu, thuộc sở hữu của PDD Holdings. Được thành lập vào năm 2022, Temu đã nhanh chóng mở rộng từ Mỹ sang các thị trường lớn khác như Anh và gần đây là Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

Với mô hình kinh doanh tương tự như các nền tảng như Shopee hay Lazada, Temu thu hút người dùng nhờ vào chiến lược bán hàng giá rẻ, giúp khách hàng có thể mua sắm với giá vô cùng hợp lý. Các mặt hàng trên Temu rất đa dạng, từ quần áo, đồ điện tử đến các sản phẩm nội thất, tất cả đều được vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất, giúp giảm giá thành đến mức thấp nhất.

Đặc biệt tại thị trường Việt Nam, chiến lược cạnh tranh về giá của Temu có thể phát huy tác dụng. Hiên Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh, với sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu và xu hướng mua sắm trực tuyến. Temu có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi mạnh mẽ, miễn phí vận chuyển và thời gian đổi trả dài để thu hút người dùng mới.


(0) Bình luận
Hai điểm yếu ‘chết người’ Temu cần cải thiện nếu muốn giành miếng bánh thị phần từ tay Shopee và Lazada
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO