GS Phan Văn Trường – người từng đi qua 80 quốc gia, đàm phán 60 tỷ USD: "Tôi không chấp nhận kiểu nhân viên này"

Ánh Dương | 16:30 24/05/2025

Trong thế giới không ngừng biến động, học tập liên tục trở thành "lá chắn" cho những ai muốn tiến xa trong sự nghiệp. Giáo sư Phan Văn Trường thẳng thắn chia sẻ về giá trị thực sự của tri thức và kỹ năng trong thị trường lao động đầy cạnh tranh hiện nay.

GS Phan Văn Trường – người từng đi qua 80 quốc gia, đàm phán 60 tỷ USD: "Tôi không chấp nhận kiểu nhân viên này"

Giáo sư Phan Văn Trường là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực quản trị, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế. Ông từng được trao tặng huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục" (2010) vì có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực khoa học và giáo dục.

Từng đặt chân đến 80 quốc gia, đàm phán các hợp đồng trị giá 60 tỷ USD, ông không chỉ là một chuyên gia quốc tế mà còn là người thầy, người dẫn đường cho hàng ngàn người khởi nghiệp.

Trong podcast Điều người giỏi không nói do CafeF phối hợp cùng upGrad, Giáo sư Phan Văn Trường đã có những chia sẻ đáng giá về việc học tập không ngừng trong bối cảnh nhiều công ty toàn cầu sa thải nhân sự hàng loạt.

"Học tập suốt đời" tạo lợi thế cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang làm thay đổi sâu sắc thị trường lao động. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 41% doanh nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ cắt giảm lao động trong 5 năm tới do tác động của công nghệ. Trong bối cảnh đó, kỹ năng học tập liên tục trở thành yếu tố phân biệt giữa người bị đào thải và người bứt phá.

Trong bối cảnh đó, học vấn cũng như khả năng học tập không ngừng rất quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi người. GS Phan Văn Trường chia sẻ rằng học vấn không chỉ nằm ở tấm bằng đại học hay các loại giấy chứng nhận. Với vai trò là người tuyển dụng cấp cao trong nhiều tập đoàn lớn, GS Trường đánh giá cao những ứng viên có tinh thần học hỏi không ngừng. Theo ông, hai kiểu nhân sự được ông đặc biệt đánh giá cao:

Người ôn hòa, chuyên nghiệp: là những người biết kiểm soát cảm xúc, giữ được sự điềm tĩnh, đồng thời làm việc tận tâm và có trách nhiệm. "Tôi nhìn một bản CV là biết người đó có chuyên nghiệp hay không."

Người "vừa là thầy tu, vừa là lính chiến": Họ phải thực sự tin vào con đường mình chọn đi, đặt lòng yêu vào công việc và sứ mệnh của doanh nghiệp. Đồng thời họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, không đưa ra yêu cầu về điều kiện.

Ngược lại, ông thẳng thắn: "Tôi đã từng quản lý 25.000 người, và nhiều trong số đó là những người 'làm việc qua ngày' - 8h sáng tới, 17h về, cuối tuần tắt điện thoại. Kiểu nhân viên đó tôi cho ra đi từ từ."

upGrad - Nền tảng học tập thực chiến cho người đi làm

Theo chia sẻ của GS Phan Văn Trường, ngày nay, những người đang trong độ tuổi phát triển sự nghiệp dễ dàng tiếp cận với kho tàng kiến thức mới nhờ công nghệ. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phải có tư duy đúng, nếu không sẽ không thể sử dụng hiệu quả những kiến thức đó.

Ông nhấn mạnh rằng nếu quyết định đầu tư vào những chương trình học tốn kém, người học cần có tiêu chí rõ ràng.

Ông cho biết, dù học y khoa, hội họa, âm nhạc hay triết học tại các quốc gia Âu Mỹ, thì tất cả đều quy về một điểm chung: rèn luyện tư duy hệ thống. Trong thời đại công nghệ 4.0, khi trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang thay đổi cách vận hành của doanh nghiệp, việc trang bị kỹ năng mới là yếu tố sống còn.

Quan điểm của GS Phan Văn Trường không chỉ là lời cảnh tỉnh mà còn là động lực. Ông khuyến khích mỗi người coi học tập như một hành trình suốt đời. Từ việc học ngoại ngữ, trau dồi kỹ năng mềm, đến nắm bắt xu hướng công nghệ, mỗi bước nhỏ đều giúp họ tạo lợi thế trên thị trường lao động đầy thách thức.

Trong xu thế đó, nền tảng giáo dục trực tuyến upGrad mang lại giải pháp linh hoạt cho những người đi làm muốn nâng cao trình độ chuyên môn. Nền tảng này cung cấp các chương trình cao học như Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau... được liên kết với nhiều đại học danh tiếng từ Anh, Đức, Mỹ. Giúp học viên tiếp cận các chương trình chất lượng cao, từ quản trị kinh doanh, phân tích dữ liệu, đến công nghệ thông tin… Người học không cần tạm dừng công việc để du học, vẫn có thể nhận bằng có giá trị quốc tế do trường đại học cấp.

Hơn nữa, các chương trình này hỗ trợ người học phát triển kỹ năng mềm và tư duy chiến lược thông qua các dự án thực tế và sự hướng dẫn từ chuyên gia. Đây là cách để người đi làm không chỉ phát triển bền vững mà còn bứt phá trong thời đại mới, nơi kỹ năng và sự linh hoạt là chìa khóa thành công.

Trong một thế giới luôn thay đổi, tinh thần học hỏi suốt đời và nỗ lực tự hoàn thiện mình là chiến lược bền vững nhất. Như GS Phan Văn Trường đã nói: "Tôi vẫn đang học, vẫn đang chiêm nghiệm, và có lẽ đến ngày cuối cùng của cuộc đời, tôi vẫn sẽ tiếp tục suy nghĩ và học hỏi…".

*Disclaimer

upGrad là nền tảng giáo dục trực tuyến hỗ trợ triển khai chương trình học và không phải là một trường cao đẳng/đại học. Các tín chỉ và bằng cấp sẽ do trường đại học cấp.

upGrad Việt Nam là một đơn vị thuộc tập đoàn upGrad và là đơn vị tuyển sinh cho các chương trình của các trường đại học trên nền tảng upGrad tại thị trường Việt Nam.

upGrad không cấp tín chỉ; tín chỉ chỉ được cấp, chấp nhận hoặc chuyển nhượng theo quyết định của cơ sở giáo dục có liên quan. Chương trình của trường đại học được kiểm định và công nhận tại quốc gia nơi trường đại học thành lập.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 1900 232306

Website: https://www.upgrad.com/vn/cao-hoc/

Văn phòng tại Hồ Chí Minh: 170 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1

Văn phòng tại Hà Nội: Spaces, 28A Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm


(0) Bình luận
GS Phan Văn Trường – người từng đi qua 80 quốc gia, đàm phán 60 tỷ USD: "Tôi không chấp nhận kiểu nhân viên này"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO