Gen Z người Việt làm Giám đốc Marketing ở Mỹ nhưng bị cho nghỉ sau 2 ngày: Tưởng đâu món hời, thử rồi mới biết là miếng ăn “có độc”

Ngọc Linh | 17:30 04/05/2024

“Chức danh cao không đồng nghĩa với một công việc tốt” - Calli Nguyễn chia sẻ.

Gen Z người Việt làm Giám đốc Marketing ở Mỹ nhưng bị cho nghỉ sau 2 ngày: Tưởng đâu món hời, thử rồi mới biết là miếng ăn “có độc”

*Dưới đây là lời chia sẻ của Calli Nguyễn - Cô gái 24 tuổi người Việt, hiện đang sinh sống và làm việc ở New Orleans (Mỹ). Calli đã được nhận vào vị trí Giám đốc Marketing cho một Spa ở Mỹ. Đây tưởng chừng như là một vận may, một cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân, nhưng sau khi thử việc, thực tế lại đối nghịch hoàn toàn với kỳ vọng của cô.

Khi được nhận vào vị trí Giám đốc Marketing mảng tiếp thị kỹ thuật số cho một Spa trị liệu ở Mỹ, tôi vừa vui mừng vừa sợ hãi, vì tôi chưa có kinh nghiệm ở vị trí cấp cao như vậy. 

w-mental-health-issues-i-spent-nearly-my-entire-life-feeling-ashamed-of-my-mental-health-issues-after-losing-countless-f-1-.jpg
Calli Nguyễn

Trước ngày tới văn phòng làm việc, tôi đã tìm hiểu qua đánh giá về doanh nghiệp này trên Glassdoor và Google. Một nhân viên cũ đã nói rằng đó là nơi làm việc không đáng tin, sếp “ngược đãi” nhân viên. Một người khác lại tiết lộ từng 5 nhân viên “rủ” nhau nghỉ việc chỉ trong chưa đầy 2 tuần. 

Tuy nhiên, tôi vẫn gạt tất cả những lo lắng và hoài nghi sang một bên và đồng ý đảm đương vai trò Giám đốc Marketing mảng tiếp thị kỹ thuật số. Tôi tin rằng dù sao đi chăng nữa, đây vẫn là một cơ hội tốt để mình trưởng thành, tiến một bước dài trong sự nghiệp.

Và sự thật là tôi đã trưởng thành hơn, nhưng lại theo cách không mấy vui vẻ vì tôi đã nghỉ chỉ sau 2,5 ngày. Vì sao ư?

1 - Cấp trên “phủi sạch” mọi đề xuất của tôi

Công việc đầu tiên mà tôi được giao là cải thiện các nền tảng MXH của Spa. Việc này đúng chuyên môn của tôi nên đã khá tự tin. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không suôn sẻ từ ngày đầu tiên, khi tôi đề xuất những ý tưởng vừa giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu, vừa giúp tăng điểm chạm với khách hàng, cấp trên của tôi đã từ chối tất cả.

stangel-cinco-ringcentral-2021-0364.jpg
Ảnh minh họa

Cô ấy muốn tôi làm mọi thứ đúng như những gì cô ấy muốn: Đăng ảnh sản phẩm và chèn những phông chữ vừa lỗi thời, vừa lỗi font lên ảnh!

Tôi thậm chí đã cho cô ấy xem số liệu phân tích các bài đăng có hiệu suất tiếp cận thấp trên mạng xã hội, để cô ấy thấy rằng cách làm cô ấy đang mong muốn là không hiệu quả, và tôi tự tin mình có thể cải thiện điều đó. 

Dẫu vậy, cô ấy vẫn không đồng ý.

2 - Tôi bị shock trước yêu cầu công việc ngoài chuyên môn

Tôi bắt tay vào dự án xây dựng bài đăng trên các tài khoản mạng xã hội của Spa, đồng thời nghiên cứu các chiến dịch quảng cáo của đối thủ.

Tôi đã trình lên cấp trên những gì họ yêu cầu tôi làm, và cô ấy có vẻ hài lòng. Tuy nhiên, sau đó, cô ấy lại nói rằng như vậy là chưa đủ. Tôi cần phải có hiểu biết sâu rộng hơn về các sản phẩm trong ngành Spa trị liệu. 

Trong buổi phỏng vấn xin việc của tôi, cô ấy không đề cập đến việc tôi phải có hiểu biết, kiến thức về sản phẩm. Cô ấy nói rằng lẽ ra tôi nên nghiên cứu các sản phẩm khác nhau mà đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang sử dụng. 

106752657-1603211429074-gettyimages-1183395880-091a0008.jpeg
Ảnh minh họa

Tôi thực sự bị choáng ngợp vì yêu cầu này.

3 - Sức khỏe tinh thần và lòng tự trọng của tôi bị tổn thương

Khi cảm thấy shock vì yêu cầu “phải hiểu sâu biết rộng về các sản phẩm spa y tế”, tôi có nói với cấp trên rằng có lẽ tôi cần một vài phút suy nghĩ, và tôi có xin phép rời khỏi phòng làm việc của cô ấy. Tuy nhiên, cô ấy đã cố gắng ngăn cản tôi. 

Đương nhiên, tôi cũng không nhượng bộ. Nguyên tắc của tôi là không để ai đối xử với mình một cách thiếu tôn trọng ở nơi làm việc. Khi bị kéo lại, tôi tiếp tục nói với cô ấy rằng: “Thưa chị, em cần phải ra ngoài để hít thở và suy nghĩ một chút. Em sẽ quay lại sau vài phút thôi”.

Sau đó, cô ấy đã quyết định sa thải tôi. Nhận thông báo đó, tôi đã nghĩ “cũng được thôi”. Tôi đã cố gắng làm việc và thể hiện sự tôn trọng, cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp, tôi không có gì phải hối hận.

w-mental-health-issues-i-spent-nearly-my-entire-life-feeling-ashamed-of-my-mental-health-issues-after-losing-countless-frien.jpg
Calli Nguyễn

Vậy là tôi đã nghỉ việc sau 2 ngày làm việc và khoảng 6 tiếng làm việc của ngày thứ 3. Thú thật, tôi đã cảm thấy chán nản, tự cho mình là kẻ thất bại. Lúc đó, tôi đã gửi cho mẹ tôi một tin nhắn kêu cứu. Khi mẹ gọi. tôi đã khóc nức nở ngay tại bãi đỗ xe. Tôi liên tục xin lỗi mẹ vì thất bại này, dù biết đó là một môi trường làm việc độc hại.

Luôn có một bến đỗ tốt hơn chờ đợi chúng ta!

Không giống như các thế hệ trước - những người có thể chấp nhận chịu đựng một môi trường làm việc độc hại, tôi, hay nói rộng ra là thế hệ Gen Z, không ngại lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

Khi đi làm, tôi luôn sẵn sàng và vui vẻ lắng nghe những nhận xét, miễn là chúng có tính xây dựng và không chà đạp lòng tự trọng của tôi.

Lực lượng lao động liên tục thay đổi và tôi nghĩ rằng người sử dụng lao động cũng nên cởi mở đón nhận các thế hệ lao động trẻ. Luôn có một bến đỗ tốt hơn, phù hợp hơn và lành mạnh hơn đang dành cho chúng ta. Gen Z biết và tin điều đó.

Hiện tại, tôi đang làm việc tại một công ty quảng cáo có uy tín. Ở đây, tôi được tôn trọng, sức khỏe tinh thần của tôi không bị ảnh hưởng vì môi trường làm việc luôn vui vẻ, luôn có những sự thử thách thú vị.

Với tư cách là một nhân viên, tôi không có lỗi nếu sếp không muốn lắng nghe tôi. Tôi không thể giúp cấp trên phát triển và cũng không thể phát triển trong môi trường độc hại, đúng không?

Theo BI


(0) Bình luận
Gen Z người Việt làm Giám đốc Marketing ở Mỹ nhưng bị cho nghỉ sau 2 ngày: Tưởng đâu món hời, thử rồi mới biết là miếng ăn “có độc”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO