Cụ thể, năm 1989, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉa cao hơn Myanmar (42,41 USD), thấp hơn GDP bình quân của Lào (170,27 USD) và Campuchia (150 USD).
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), giai đoạn 1989-1995, GDP bình quân của Việt Nam liên tục thấp hơn Lào và Campuchia. Năm 1995, GDP bình quân của Lào đạt khoảng 357,9 USD, Campuchia đạt khoảng 315,14 USD, còn Việt Nam đạt khoảng 281,13 USD.
Tuy nhiên, đến năm 1996, GDP bình quân của Việt Nam đã vượt qua Campuchia. Năm 1996, GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng 329 USD, còn Campuchia đạt khoảng 313,6 USD. Theo đó, GDP bình quân của Việt Nam đã chính thức vượt qua Campuchia sau 7 năm.
Đến năm 1997, GDP bình quân của Việt Nam đã vượt thêm Lào. Năm 1997, GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng 353 USD, còn của Lào đạt khoảng 339,19 USD và Campuchia đạt khoảng 301,22 USD. Theo đó, GDP bình quân của Việt Nam đã chính thức vượt qua Lào sau 8 năm.
Từ năm 1998 đến nay, GDP bình quân của Việt Nam luôn xếp trên Lào và Campuchia. Đến năm 2019, GDP GDP bình quân của Việt Nam đã vượt thêm Philippines.
Năm 2019, GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng 3.491 USD, còn của Lào đạt khoảng 2.598,5 USD, Campuchia đạt khoảng 2.595,23 USD, Philippines đạt khoảng 3.413,85 USD. Theo đó, GDP bình quân của Việt Nam đã chính thức vượt qua Philippines sau 30 năm. Từ năm 2020 đến nay, GDP GDP bình quân của Việt Nam luôn xếp trên Philippines.
Xét trong toàn bộ các nước thuộc khu vực ASEAN, GDP bình quân của Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 1989-2021.
Năm 2022, GDP bình quân Việt Nam xếp thứ 6/10 trong khối ASEAN. Theo đó, GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia vẫn xếp trên Việt Nam. GDP bình quân của Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia đang gấp lần lượt là 20 lần, 9 lần, 3 lần, 2 lần và 1,2 lần so với GDP bình quân của Việt Nam.
Sau 34 năm nỗ lực phát triển, GDP bình quân của Việt Nam đã tăng từ 96,13 USD năm 1989 lên 4.163 USD năm 2022.
Trong giai đoạn 1989-2022, GDP bình quân của Việt Nam có mức tăng lớn nhất trong khu vực ASEAN (gấp 43 lần). Các quốc gia khác đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Myanmar (gấp hơn 26 lần), Lào (gấp gần 12,3 lần), Campuchia (gấp 12 lần), Indonesia (gấp 9 lần), Singapore (gấp 8 lần), Thái Lan (gấp 5,2 lần), Malaysia (gấp 5,1 lần), Philipines (gấp 4,3 lần) và Bruinei (gấp 3,2 lần).
Theo Nghị quyết của trung ương yêu cầu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, trong đó là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao.
Theo Nghị quyết, Chính phủ đặt mục tiêu, phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch tổng thể quốc gia đến năm 2030; trong đó, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030.
Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%.
Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.
Phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; phấn đấu từ 3 - 5 đô thị ngang tầm khu vực và quốc tế. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững và gắn với đô thị hoá; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 90%, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
Về phát triển kết cấu hạ tầng, hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, bao gồm các trục giao thông đường bộ Bắc - Nam (đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số đoạn của đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đường ven biển), các trục giao thông Đông - Tây quan trọng, phấn đấu có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.