Đôi vợ chồng từng nghèo đến nỗi "cái bánh mì cũng phải chia đôi", 11 năm sau đã có nhà, tiền cũng dư dả

Nguyệt | 17:49 09/07/2024

Tuổi 20 của họ từng trải qua nhiều khó khăn và thiếu thốn tiền nong. Song họ đã vượt qua bằng những tư duy tài chính đáng nể.

Đôi vợ chồng từng nghèo đến nỗi "cái bánh mì cũng phải chia đôi", 11 năm sau đã có nhà, tiền cũng dư dả

Tôi và chồng kết hôn năm 21 tuổi, khi cả hai đều là bồi bàn. Khi đó, chúng tôi sống trong căn nhà nhỏ, không đi đâu quá xa khỏi nhà hàng nơi cả hai làm việc. Nhờ sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, chồng tôi đã hoàn thành việc học Đại học, nhưng tôi đã phải từ bỏ quãng thời gian sinhg viên này. Bởi khi đó chúng tôi không có tiền và cần 1 người đi tăng ca để gia tăng thu nhập. Nói thẳng thừng, chúng tôi là những người trẻ tay trắng.

Nhưng với sự nỗ lực và làm việc chăm chỉ bất kể công việc đó có nhỏ nhặt đến mấy, cùng với một người họ hàng hỗ trợ chúng tôi trả khoản tiền trả góp mua nhà, tình hình tài chính của cả nhà tôi đã dần cải thiện trong 11 năm qua. Bắt kịp chồng, tôi cũng đã hoàn thành chương trình đại học của mình. Chồng tôi đã thăng tiến ở vị trí mới trong công ty, còn tôi đang tìm cách kiếm thêm tiền từ bằng cấp tiếng Anh của mình. Chúng tôi cũng bán đi căn nhà đầu tiên với giá gấp đôi số tiền bỏ ra để mua.

Con đường này từng tưởng như kéo dài vô tận và khó đi vô cùng. Nó bao gồm những giọt nước và không biết bao lần rụng tóc của cả hai, nhưng rồi chúng tôi đã đến đích.

56afb547a19418c584165f53018155d2.jpg
Ảnh minh họa

Bài học tài chính từ đôi vợ chồng nghèo: Hãy cố gắng tiết kiệm từng ngày

Giờ đây, chúng tôi đã có sự an toàn nhất định về tài chính và sống khá thoải mái. Khi nhớ lại những năm tháng đầu tiên sau khi kết hôn, tôi thấy cả hai đã đi qua những giây phút quá khó khăn và chìm trong nghèo khó. 

Bù lại, tôi cũng thấy những thói quen lập kế hoạch tài chính mà cả hai đã xây dựng vào cuộc sống của mình lúc khó khăn , giờ đã phục giúp đỡ chúng tôi rất nhiều cho đến ngày nay. Cụ thể, trước khi mua một đồ, chúng tôi đều đặt một câu hỏi duy nhất: Món đồ này dùng để mua "mong muốn" hay "nhu cầu" của bản thân?

Nếu câu trả lời là "mong muốn", chúng tôi sẽ chuyển sang câu hỏi tiếp theo trong chuỗi là: "Tại sao?". Điều này còn có thể dẫn đến: "Có cách nào rẻ hơn để tôi mua được chúng không?" và "Liệu lựa chọn rẻ hơn này có xứng đáng với số tiền bỏ ra không?". Có vẻ như tôi đang trình bày mọi thứ khá dài dòng, nhưng trên thực tế đó là một con đường thẳng tắp về tư duy tài chính. 

Ví dụ, chúng tôi vẫn coi việc ăn ngoài là xa xỉ. Trong những năm đầu của kết hôn, chúng tôi hầu như không đủ tiền để đi ăn ngoài, kể cả những món giá rẻ nhất.

Khi đó, dù chúng tôi có chấp nhận việc ăn chung thì cũng nhận ra : Một bán bún bên đường với hai chiếc bánh ngô ở bên cạnh cũng đắt hơn bốn quả trứng rán với hai lát bánh mì. Như tôi đã nói, ngày nay chúng tôi có thể ăn những món đắt tiền, song hầu hết thời gian, chúng tôi vẫn chọn tự nấu tại nhà. Vì từ lâu, vợ chồng tôi đã coi việc bỏ ra vài trăm ngàn đồng cho một bữa ăn ngoài là xa xỉ.

5d0f6ce6d71f4f81492f9a128229502f.jpg
Ảnh minh họa

Tư duy tài chính không chỉ giới hạn khi đi ăn ngoài. Nó cũng có nghĩa là chúng tôi sẽ không uống cafe thường xuyên vì có thể tự pha nước uống này tại nhà, hay chấp nhận đi bộ xa hơn để tiết kiệm phí gửi xe. 

Nhìn chung, tư duy tài chính này gói gọn là: Bất kỳ khoản chi nào nằm ngoài chi phí sinh hoạt có định đều đáng cân nhắc. Tư duy này đã giúp chúng tôi tiết kiệm được rất nhiều tiền trong những năm qua, ngay cả ở những năm tháng khó khăn nhất.

Nhưng tiết kiệm không đồng nghĩa với keo kiệt

Tuy nhiên, khi cân nhắc thiệt hơn để mua món đồ, bạn không chỉ liệt kê chúng vào danh sách "mong muốn"mà còn là "nhu cầu". Tức chúng tôi cần mua món đồ này để sống qua ngày. Tuy nhiên, chúng tôi mua đồ có chọn lọc. Chẳng hạn, chúng tôi cần quần áo, nhưng sẽ chỉ mua khi mặt hàng giảm giá. Hay chúng tôi cần sửa xe, nhưng trước khi mang ra ngoài tiệm, chúng tôi đã cố  gắng sửa chúng tại nhà. 

Và giờ đây, khi nền tảng và sự an toàn về mặt tài chính của chúng tôi dần lớn lên, chúng tôi đã dần tiết kiệm năng lượng và thời gian để cân đo đóng đếm, trước khi quyết định mua thứ gì.

Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi mong sẽ nói với chồng cũng như bản thân khi còn trẻ  trẻ trung rằng: Dù bạn có từng chịu đói khát hơn thì mọi chuyện sẽ ổn thôi. Một ngày nào đó những buổi hẹn hò của cả hai sẽ không còn là những buổi chạy bộ hay ngồi ở nhà xem phim và chia nhautừng  chiếc bánh mì nhỏ. Và quan trọng hơn, chính bạn của những năm tháng trẻ trung và nghèo khó tài chính, đã dần bồi đắp và mang lại phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân ngày hôm nay.

Nguồn: BI


(0) Bình luận
Đôi vợ chồng từng nghèo đến nỗi "cái bánh mì cũng phải chia đôi", 11 năm sau đã có nhà, tiền cũng dư dả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO