Đại biểu Quốc hội: Cần xem xét thận trọng, thấu đáo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi thông qua

Lê Sáng | 11:56 05/11/2023

Với quy mô và tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn của Luật Đất đai (sửa đổi) đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, không ít đại biểu Quốc hội cho rằng cần xem xét thận trọng, thấu đáo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi thông qua.

Đại biểu Quốc hội: Cần xem xét thận trọng, thấu đáo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi thông qua
Ngày 3/11, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục nhận được sự quan tâm thảo luận, tranh luận của đông đảo các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV.

Theo các đại biểu, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này là một dự án luật vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong khi lại đang có nhiều điều khoản còn chưa thống nhất với 2, thậm chí 3 phương án. Do đó, phát biểu và tranh luận tại Nghị trường, một số đại biểu cho rằng cần xem xét thận trọng, thấu đáo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi thông qua, nếu chưa đảm bảo sự thống nhất có thể cần thêm thời gian để tổng kết, đánh giá.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng cho rằng cần thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua dự án luật.

031120230944-nguyen-duy-min.jpg
Đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng

Theo đại biểu Nguyễn Duy Minh, qua nghiên cứu dự thảo luật trình tại Kỳ họp lần này, đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng cho biết, còn nhiều nội dung còn có các phương án khác nhau, chưa thống nhất như trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua dự án luật.

“Luật Đất đai là luật rất quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Đại biểu đề nghị cần khẳng định hiệu lực pháp lý cao hơn của luật Đất đai, xem xét bổ sung một điều về áp dụng pháp luật như bản dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Việc bổ sung thêm điều này chính là giải pháp để giải quyết các xung đột pháp luật, vướng mắc trong quản lý sử dụng đất đai do lịch sử để lại, từ yêu cầu mới của thực tiễn”, đại biểu Nguyễn Duy Minh nhấn mạnh.

Dẫn chứng thêm về kỹ thuật lập pháp, đại biểu Minh cho rằng khoản 2, 3 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có quy định cụ thể, xong trên thực tế, vẫn còn có những cách hiểu khác nhau, cách áp dụng khác nhau.

Do đó, đối với việc kỳ họp lần này dự kiến thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Minh cho rằng cần rà soát để đảm bảo không mâu thuẫn, xung đột.

Chia sẻ quan điểm trên, thảo luận qại Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đề nghị Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật hết sức quan trọng do đó cần hết sức cẩn trọng khi xem xét thông qua.

031120230947-le-thanh-van.jpg
Đại biểu Lê Thanh Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau

Cũng đồng tình với quan điểm cần xem xét thận trọng, thấu đáo Dự thảo Luật Đất đại (sửa đổi) trước khi có thể thông qua,đại biểu Trần Văn Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua dự thảo Luận một cách thận trọng song cũng phải hết sức khẩn trương để giải quyết càng sớm càng tốt những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra bởi những bất cập của Luật đất đai hiện hành, đồng thời tránh những khó khăn phát sinh do tâm lý chờ đợi Luật đất đai (sửa đổi) ban hành bảo đảm đồng bộ với Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và các luật liên quan.

031120231027-tran-van-tuan.jpg
Đại biểu Trần Văn Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

Dẫn chứng một trường hợp còn nhiều ý kiến khác nhau, đại biểu Trần Văn Tuấn cho rằng vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn đòi hỏi cần được giải quyết triệt để hơn thông qua việc sửa luật lần này, đại biểu đề nghị tại Điều 79 quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã liệt kê 31 trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, theo đại biểu Tuấn, băn khoăn đặt ra là việc liệt kê các trường hợp cụ thể như vậy có thể sẽ chưa bao quát hết.

Cũng liên quan đến thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), tranh luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng cho đến nay, nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu, trong quá trình rà soát tiếp tục phát sinh các vấn đề chính sách mới còn ý kiến khác nhau, do phạm vi của luật rất rộng, liên quan chặt chẽ với nhiều quy định của các luật khác. Do đó, đại biểu Giang cho rằng, cần rất thận trọng, nếu sửa đổi mà không nghiên cứu một cách thấu đáo thì sẽ dẫn đến những vướng mắc khác thi luật có hiệu lực.

031120231128-nguyen-truong-giang.jpg
Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Trường Gian, tranh luận tại Quốc hội, đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc rất cẩn trọng trong việc thông qua tại Kỳ họp thứ 6 khi còn có quá nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo luật.

031120231123-be-trung-anh.jpg
Đại biểu Bế Trung Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Thảo luận tại Quốc hội về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng việc thông qua luật tại Kỳ họp thứ 6.

dai-bieu-mai-van-hai-doan-dbqh-tinh-thanh-hoa.jpg
Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, đại biểu Mai Văn Hải nhấn mạnh đây là những vấn đề rất lớn, quan trọng, đại biểu cho rằng cần phải có thời gian để đánh giá tác động, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. Do đó, đại biểu Hải đề xuất cân nhắc kỹ lưỡng hơn việc thông qua dự án Luật tại kỳ họp lần này...

Ủng hộ quan điểm trên, đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng đề nghị Quốc hội cân nhắc việc thông qua dự thảo Luật tại kỳ họp này, để có thời gian rà soát, xử lý những vướng mắc, bất cập và lựa chọn các phương án được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra một cách thận trọng nhất.

dai-bieu-tran-nhat-minh-doan-dbqh-tinh-nghe-an.jpg
Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An

Thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Lò Thị Luyến - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cũng đề nghị chưa thông qua tại Kỳ họp 6 này để có thời gian nghiên cứu thấu đáo, kĩ lưỡng lựa chọn các phương án mà Ban soạn thảo đưa ra cho thật sự phù hợp.

dai-bieu-lo-thi-luyen-doan-dbqh-tinh-dien-bien.jpg
Đại biểu Lò Thị Luyến - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Cũng theo đại biểu Luyến, vì đây là luật quan trọng liên quan tới các đối tượng trong xã hội. Đồng thời, đại biểu Luyến đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề vào thời gian tới như dự kiến và nên chuyển tài liệu cho đại biểu sớm để nghiên cứu thấu đáo các nội dung.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Sau tuần giá vàng giảm mạnh, giới phân tích và đầu tư bỗng 'chia rẽ' quan điểm
Thị trường vàng đã trải qua một tuần rớt thê thảm khi mất hơn 2%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023. Mặc dù vậy, nhìn lướt qua biểu đồ giá hàng tuần cho thấy hầu hết mức giảm rơi vào gần cuối tuần, khi các nhà giao dịch bán kiếm lời sau khi giá tăng vào đầu tuần, và tăng trở lại vào thứ Sáu, sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Đại biểu Quốc hội: Cần xem xét thận trọng, thấu đáo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi thông qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO