Cụ ông 90 tuổi lập di chúc để hết tiền bạc, nhà cửa cho "người lạ": Con gái lập tức đệ đơn kiện, phát hiện sự việc đau lòng

Kim Linh | 13:56 20/11/2023

Vụ việc tranh chấp tài sản giữa người phụ nữ Trung Quốc 65 tuổi và người giúp việc đã gây chú ý tại đất nước tỷ dân.

Cụ ông 90 tuổi lập di chúc để hết tiền bạc, nhà cửa cho "người lạ": Con gái lập tức đệ đơn kiện, phát hiện sự việc đau lòng

Người phụ nữ Triệu Vĩnh Thu (65 tuổi, Trung Quốc) thuê giúp việc chăm sóc cha mẹ già từ năm 2020. Người giúp việc cô Triệu thuê họ Trương, 50 tuổi, thông qua sự giới thiệu của họ hàng là người thật thà, siêng năng. Ban đầu cô Triệu vẫn thường xuyên về nhà thăm cha mẹ. Nhưng sau khi mẹ qua đời, cô Triệu bận chăm cháu gái lại vướng dịch bệnh nên hơn nửa năm không đến nhà cha. 

Ảnh minh hoạ

Đến tháng 6/2022, cô Triệu nhận tin sét đánh khi hàng xóm thông báo cha cô đã qua đời. Triệu Vĩnh Thu vội vàng về quê thì phát hiện bố đã được giúp việc họ Trương hỏa táng, cô hoàn toàn không thể liên lạc với người này. Cô Triệu báo cảnh sát thì biết được sự thật cha cô đã đăng ký kết hôn với người giúp việc, toàn bộ tài sản theo di chúc đã chuyển qua con trai người giúp việc.

Thông tin này khiến Triệu Vĩnh Thu vô cùng bàng hoàng, thắc mắc tại sao cha tái hôn với người giúp việc kém 38 tuổi mà không thông báo cho con. Điều cô Triệu đau lòng hơn là đến nay cô vẫn không biết cha mình được người giúp việc chôn cất ở đâu. Trong thủ tục làm tang lễ cho ông Triệu chỉ có chữ ký của người con trai bảo mẫu, với ghi chú là “con rể” của người quá cố. 

Toàn bộ tiền trợ cấp sau khi qua đời, tiền lương hưu của cụ ông 90 tuổi cũng biến mất theo mẹ con người giúp việc, căn nhà của cha mẹ cô Triệu cũng khoá trái không thể vào. Triệu Vĩnh Thu tìm cách liên lạc với người giúp việc để thương lượng nhưng đối phương tìm cách né tránh.

Vậy nên tháng 9/2023, Triệu Vĩnh Thu kiện giúp việc họ Trương ra tòa, cho rằng việc đăng ký kết hôn với người lớn tuổi khả năng nhận thức kém, không có năng lực hành vi dân sự  là “lừa đảo hôn nhân”, nhân danh hôn nhân nhằm mục đích tham ô tài sản. 

Ảnh minh hoạ

Trong đơn kiện, Triệu Vĩnh Thu chỉ ra việc chênh lệch tuổi tác vô cùng lớn giữa cha cô và người giúp việc, tuổi cao sức yếu nên không thể tự chăm sóc bản thân chứ đừng nói đến việc thực hiện nghĩa vụ hôn nhân. 

Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định với cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hành vi dân sự được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật hoặc được sự đồng ý của người đại diện hợp pháp. Thời điểm ông Triệu đi đăng ký kết hôn hoàn toàn không có người thân duy nhất là Triệu Vĩnh Thu đi cùng, vậy nên cô Triệu muốn hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bất thường này. 

Trả lời phỏng vấn Jiu Pai News, hồ sơ vụ án đã được chuyển lên xét xử tại Toà án quận Viên Chính, thành phố Cẩm Châu (Liêu Ninh, Trung Quốc) và kết quả bản án vẫn chưa được công bố. 

Tuy vụ kiện chưa có hồi kết nhưng cư dân mạng bày tỏ sự quan ngại trước nhiều câu chuyện người già bị giúp việc lừa đảo tại Trung Quốc. Nếu tìm kiếm các từ khóa liên quan trên công cụ Baidu có thể hiện ra đến 60 triệu kết quả bài đăng, tin tức. Thực tế này xuất phát từ việc người trẻ thường sống xa nhà, không có khả năng chăm sóc bố mẹ thường xuyên nên phải thuê bảo mẫu, giúp việc. 

Ảnh minh hoạ

Người cao tuổi ít có ý thức phòng bị, có thể vì sự tin tưởng do tiếp xúc lâu ngày mà rơi vào bẫy lừa đảo của những người giúp việc tham lam. Cũng có không ít ý kiến trách những người con như cô Triệu hoàn toàn bỏ mặc, không quan tâm đến cha mẹ, nay khi người thân không còn mới vội vã tìm cách lấy lại tài sản. 

Hiện vụ việc đang gây chú ý, tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn đất nước tỷ dân trong khi chờ đợi phán quyết từ phía tòa án.

Theo Toutiao


(0) Bình luận
Cụ ông 90 tuổi lập di chúc để hết tiền bạc, nhà cửa cho "người lạ": Con gái lập tức đệ đơn kiện, phát hiện sự việc đau lòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO