Cơn cuồng sầu riêng ĐNÁ tại Trung Quốc: Dân trung lưu tiết kiệm vẫn chi tiền mua dòng cao cấp, hiện tiêu thụ hơn 90% sản lượng toàn cầu

Vũ Anh | 11:08 30/12/2024

Từ 2018 đến tháng 9 năm nay, nhập khẩu sầu riêng vào Trung Quốc đã tăng từ 430.000 tấn lên 1,38 triệu tấn.

Cơn cuồng sầu riêng ĐNÁ tại Trung Quốc: Dân trung lưu tiết kiệm vẫn chi tiền mua dòng cao cấp, hiện tiêu thụ hơn 90% sản lượng toàn cầu

Dù người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt hầu bao, nhu cầu với sầu riêng - chủ yếu được nhập khẩu từ Đông Nam Á - vẫn không ngừng tăng, theo SCMP. “Giá cao khiến một số người e ngại, song lại trở thành điểm hấp dẫn với người khác. Sầu riêng giờ đây không chỉ là một loại trái cây mà còn trở thành biểu tượng của đẳng cấp, giống như rượu vang hảo hạng tại Trung Quốc”, ông Eric Chan, một người Malaysia giàu lên nhờ bán sầu riêng cho thị trường Trung Quốc nói. 

Tại các thành phố Trung Quốc, sầu riêng đã vượt ra khỏi vai trò một loại trái cây thông thường để trở thành lựa chọn thời thượng. Ngành ẩm thực đang nhanh chóng đáp ứng xu hướng này với các chiến dịch quảng bá, từ đồ uống, tráng miệng đến lẩu và buffet sầu riêng mọc lên khắp mọi nơi.

Trên Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), các chủ đề như “nướng sầu riêng” và “buffet sầu riêng” đã thu hút hơn 1,24 tỷ lượt xem. Chúng đang tạo nên những ‘cơn sốt’ chưa từng có, trong đó có món lẩu gà sầu riêng thơm khó cưỡng.

Một thương hiệu chuyên về lẩu gà sầu riêng tại tỉnh Quảng Đông cho biết họ đã bán hơn 2,22 triệu nồi lẩu. Món hamburger sầu riêng cũng thu hút rất nhiều người tới trải nghiệm.

Theo dữ liệu chính thức, thị trường Trung Quốc tiêu thụ hơn 90% sản lượng sầu riêng toàn cầu. Từ 2018 đến tháng 9 năm nay, nhập khẩu sầu riêng vào Trung Quốc đã tăng từ 430.000 tấn (trị giá 1,1 tỷ USD) lên 1,38 triệu tấn (trị giá 6,2 tỷ USD).

sge.jpg

“Sầu riêng có vị ngọt béo, dễ no nên khó ăn hết 199 nhân dân tệ một lần. Tôi và bạn bè rất háo hức thử”, Su Yuru, một nhân viên văn phòng tại Thâm Quyến, chia sẻ. “Tôi thường mua một quả sầu riêng để cùng gia đình thưởng thức vào cuối tuần, giá khoảng 150 nhân dân tệ. Sầu riêng hiện là món quen thuộc trong tiệc trà chiều hoặc các buổi liên hoan cuối năm”.

Tiềm năng thị trường lớn của Trung Quốc đã thúc đẩy nhiều nước Đông Nam Á tham gia cạnh tranh. Bên cạnh Việt Nam, các quốc gia như Thái Lan, Philippines và Malaysia đang nỗ lực gia tăng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc để tận dụng thị trường tỷ dân màu mỡ. Vào tháng 4/2023, 18 tấn sầu riêng Philippines đã được vận chuyển bằng đường hàng không đến Quảng Tây, Trung Quốc.

Còn tại Malaysia, nhiều nông dân trồng sầu riêng cũng đang điều chỉnh hương vị dòng Musang King cao cấp để giúp quả thêm ngọt và giảm bớt vị đắng đặc trưng vốn có. Mục đích sau cùng là chiều lòng người tiêu dùng Trung Quốc.

Theo Trung tâm nghiên cứu Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia, khoa học đằng sau sự biến đổi hương vị như vậy rất phức tạp, song vẫn có thể đạt được. Tiến sĩ Zulhazmi Sayuti giải thích rằng công cuộc biến đổi gen sầu riêng giúp giảm vị đắng rất phức tạp.

“Khả năng thực hiện đã được chứng minh ở các loại cây trồng khác; tuy nhiên, việc xác định chính xác gen và đảm bảo các đặc trưng khác của quả không bị ảnh hưởng là một thách thức”, ông nói với The Star và cho biết glycoside như saponin góp phần tạo nên vị đắng trong sầu riêng. Bất kỳ thay đổi di truyền nào cũng nên xem xét quy định cũng như đạo đức nghề nghiệp.

Được biết, Cơ quan Tiếp thị Nông nghiệp Liên bang (Fama), trực thuộc Bộ Nông nghiệp và An ninh Lương thực, đã tạo điều kiện cho Musang King mở rộng thị trường kể từ khi Malaysia bắt đầu xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc vào năm 2011. Năm 2018, Malaysia được chấp thuận xuất khẩu sầu riêng đông lạnh nguyên quả và bắt đầu từ tháng trước, sầu riêng tươi nguyên quả đã được bán sang Trung Quốc.

Bản thân Trung Quốc cũng thúc đẩy quy mô trồng sầu riêng nội địa. Điển hình tại Hải Nam, nông dân khao khát canh tác kiếm tiền trong bối cảnh nhu cầu trong nước ngày càng tăng đối với loại quả thơm ngon có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, có thể mất vài năm nữa Hải Nam mới có thể sản xuất đủ sầu riêng để giảm giá trong nước. Nông dân Trung Quốc bắt đầu khai thác khoảng 206.000 ha đất trồng trái cây nhiệt đới ở tỉnh Hải Nam vào những năm 1950. Công cuộc trồng sầu riêng - loại quả hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận chính cho địa phương, đã phát triển mạnh vào năm 2020 nhờ công nghệ thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng.

“Hệ thống nhân giống độc lập của Trung Quốc đang được thiết lập và họ đang cố gắng trồng các giống sầu riêng mới để hỗ trợ phát triển công nghiệp”, Feng Xuejie, giám đốc Viện Cây ăn quả Nhiệt đới tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam, nhận định.

Theo SCMP, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 824.000 tấn sầu riêng tươi trị giá hơn 4 tỷ USD vào năm 2022, tăng gấp 4 lần so với năm 2017. Du Baizhong, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Youqi Hải Nam, dự kiến sẽ sản xuất tới 50 tấn sầu riêng sau khi cử chuyên gia đến Đông Nam Á nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Được biết, công ty này đã tìm ra cách tự động hóa quá trình phân phối nước, phân bón và theo dõi thời tiết.

Theo: SCMP, The Star

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng yêu cầu triệt để loại bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.
Cơn cuồng sầu riêng ĐNÁ tại Trung Quốc: Dân trung lưu tiết kiệm vẫn chi tiền mua dòng cao cấp, hiện tiêu thụ hơn 90% sản lượng toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO