Cô vợ tiết kiệm khéo đến nỗi khiến CĐM sinh nghi: “Nhà này không mua quần áo, không cà phê gặp gỡ bạn bè bao giờ sao?”

Ngọc Linh | 15:07 04/08/2024

Tiết kiệm được đến mức này thì thực sự phải dùng hai từ “đỉnh cao” để miêu tả chứ không phải đùa.

Cô vợ tiết kiệm khéo đến nỗi khiến CĐM sinh nghi: “Nhà này không mua quần áo, không cà phê gặp gỡ bạn bè bao giờ sao?”

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một cô vợ đã đăng tải bảng liệt kê các khoản chi của gia đình gồm 2 người lớn, 2 trẻ con trong 1 tháng. 

Những gì cô chia sẻ khiến cộng đồng mạng “mắt chữ O, miệng chữ A” vì không thể tin nổi gia đình cô có thể chi tiêu ít đến mức như vậy.

453715154_521856457173092_5496335824172310144_n.jpg
Cô vợ chia sẻ bảng liệt kê các khoản chi trong tháng và mong mọi người nhận xét xem tình hình chi tiêu hiện tại đã ổn hay chưa

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người đặt ra những thắc mắc về cách mà cô vợ này quản lý chi tiêu: Nhà 4 người mà tiền điện nước chỉ hết 600k, cũng không có khoản tiền mua sắm quần áo mỹ phẩm và gặp gỡ bạn bè?

untitled-design-86-.png
Cô vợ cho biết khoản mua sắm quần áo, mỹ phẩm cho bản thân được tính gộp vào khoản mua đồ chơi của con, tổng 1 triệu đồng
untitled-design-87-.png
Với bình luận thắc mắc về khoản tiền điện nước 600k quay đầu, cô vợ chụp màn hình thông báo nộp tiền điện để chứng minh bản thân không nói dối. Nhà 4 người, tiền điện cả tháng chưa tới 500k là thật!
untitled-design-88-.png
Nhà này được cả vợ lẫn chồng đều đồng lòng tiết kiệm. Bảo sao mà chi tiêu đỉnh thế!

Tựu trung lại, cô vợ này vun vén quá khéo đến mức cảm giác đầu tiên của mọi người khi nhìn bảng chi tiêu mà cô chia sẻ là hoài nghi. Với những bình luận mang tính thắc mắc, cô vợ đều trả lời kèm bằng chứng cụ thể, nên cuối cùng, mọi người đều phải thừa nhận cô đang chi tiêu ổn quá rồi, chẳng nên cắt giảm khoản nào nữa. Thậm chí, có khoản còn phải tăng lên như tiền ăn chẳng hạn.

2 khoản chi không nên cắt giảm dù có ưu tiên tiết kiệm đến mấy

Nhìn lại một lượt bảng liệt kê chi tiêu của cô vợ trong chia sẻ phía trên, khả năng tiết kiệm “đỉnh cao” của cô rõ ràng là không cần bàn cãi thêm nữa. Gia đình 4 người, tổng thu nhập 45 triệu mà có thể tiết kiệm tới 24 triệu là quá đỉnh. Dẫu vậy, vẫn có những khoản chi xứng đáng phải có nhưng lại chưa xuất hiện trong danh sách chi tiêu của gia đình này.

1 - Thẻ bảo hiểm sức khỏe

Với phần lớn chúng ta, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và thẻ bảo hiểm sức khỏe có lẽ chính là 2 chiếc thẻ quyền năng nhất khi không may bị ốm hoặc phải đi khám.

Phần lớn mọi người đều có thẻ BHYT nếu đang làm việc toàn thời gian cho một công ty. Với thẻ BHYT, khi đi khám đúng tuyến, bạn sẽ được giảm kha khá chi phí, có thể lên tới 80% chi phí khám - điều trị.

kvkwebsite_small.jpg
Ảnh minh họa

Trong trường hợp bản thân hay ốm vặt hoặc có bệnh không quá nghiêm trọng nhưng thường xuyên phải thăm khám, nằm viện, hãy mua thêm cả thẻ bảo hiểm sức khỏe nữa nhé! Chi phí chỉ khoảng 2-3 triệu/năm thôi, tính ra chưa tới 300k/tháng.

2 - Quỹ hưởng thụ

Hay nói cách khác chính là những chuyến du lịch hoặc bất cứ hoạt động nào có khả năng giúp bạn “sạc pin”. Chưa kể, gia đình này còn có con nhỏ, việc cho con đi du lịch không chỉ giúp gắn kết tình cảm gia đình, mà còn giúp con tăng trải nghiệm sống.

Nghĩ theo hướng khác, chúng ta là người chứ không phải một chiếc máy vô tri vô giác. Sơ hở là “đi chữa lành” là không nên; nhưng tiết kiệm khắt nghiệt đến mức cả năm, thậm chí là vài năm, không dám chi tiền cho các hoạt động giúp bản thân tìm được sự thư giãn, cũng không phải là điều tốt.

Việc ấy chỉ khiến bạn nhanh rơi vào trạng thái burn-out hơn mà thôi. Tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, năng suất làm việc giảm, tất cả đều ảnh hưởng tới nguồn thu nhập.

Thế nên dù có muốn tiết kiệm, cũng đừng cắt hoàn toàn quỹ hưởng thụ của bản thân. Bạn có thể duy trì việc trích 10% thu nhập hàng tháng cho quỹ hưởng thụ. 

4f22aca1c72944575df1a4d2f0aef415.jpg
Ảnh minh họa

Nếu bạn chưa biết: Theo quy tắc 6 chiếc lọ - Một quy tắc “kinh điển” trong quản lý tài chính cá nhân, quỹ hưởng thụ chính là 1 trong 6 chiếc lọ mà mỗi người cần chuẩn bị. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu hưởng thụ là hoàn toàn chính đáng, không có gì đáng bài trừ nếu đảm bảo được sự cân bằng với 5 chiếc lọ còn lại.

Quy tắc 6 chiếc lọ là phương pháp quản lý chi tiêu bằng cách chia thu nhập thực tế thành 6 phần với hạn mức và mục đích cụ thể:

Lọ nhu cầu thiết yếu - 55% tổng thu nhập: Dành cho những khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền internet,…

Lọ tiết kiệm dài hạn - 10% tổng thu nhập: Dành cho việc tiết kiệm và tạo dựng quỹ dự phòng.

Lọ tự do tài chính - 10% tổng thu nhập: Dành cho các khoản đầu tư để tăng thu nhập.

Lọ giáo dục - 10% tổng thu nhập: Dành cho việc học tập và phát triển bản thân.

Lọ hưởng thụ - 10% tổng thu nhập: Dành cho những khoản chi tiêu giải trí như đi du lịch, xem phim, mua sắm,…

Lọ từ thiện - 5% tổng thu nhập: Dùng để ủng hộ các tổ chức từ thiện hoặc đóng góp vào các hoạt động xã hội.

Quy tắc này được đề xuất bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Tác giả đã áp dụng và giảng dạy quy tắc này trong chương trình đào tạo tài chính cá nhân của mình, nhằm giúp mọi người quản lý tài chính một cách thông minh và đạt được sự mục tiêu tài chính. Quy tắc 6 chiếc lọ từ khi ra đời đã được rất nhiều người trên thế giới ứng dụng và đạt được hiệu quả trong việc quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu và sử dụng dòng tiền hợp lý.


(0) Bình luận
Cô vợ tiết kiệm khéo đến nỗi khiến CĐM sinh nghi: “Nhà này không mua quần áo, không cà phê gặp gỡ bạn bè bao giờ sao?”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO