Phiên cuối tuần, VN-Index tăng nhẹ 1,12 điểm, kết phiên ở mức 1.280,51 điểm; HNX-Index giảm 1,94 điểm, ở mức 291,92 điểm. Cả tuần, VN-Index giảm mất 0,16% tương đương 2,06 đểm, tiêu cực nhất là HNX-Index giảm 2,53%, mất đến 7,58 điểm cho 3 ngày giao dịch. Rổ VN30-Index tụt 0,41% trong ba phiên cuối tháng và và UPCoM-Index giảm 0,47%.
Về khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt 577 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 3,58% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 87 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 2,07%.
Tâm lý thận trọng trước các kỳ nghĩ lễ là đặc điểm giao dịch của sàn chứng khoán, chưa kể đầu tuần, thị trường chứng khoán giao dịch rung lắc, thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, phiên đầu tuần VN-Index lao dốc gần gần 12 điểm.
Những phiên sau dù lấy lại sắc xanh, nhưng điểm số tăng rất nhẹ, kéo theo đó là khối lượng giao dịch sụt giảm đáng kể. Kết phiên tuần, VN-Index giảm tổng cộng 12,06 điểm, dừng chân ở mức 1.280,51 điểm.
Khối nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 574 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng gần 563 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 11 tỷ đồng trên sàn HNX. Với tình trạng này tiếp tục trong thời gian tới thì rủi ro sụt giảm sẽ tăng cao hơn.
Sự ảnh hưởng nằm ở các mã VCB, GVR, GAS, MSN và VHM là những mã có tác động tích cực nhất trong tuần. Riêng VCB góp gần 2 điểm cho VN-Index. Ngược lại, VIC, VHM, HPG và NVL là những cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số sàn.
Nhóm ngành, sản xuất nhựa- hóa chất là một trong những nhóm ngành giao dịch sôi động nhất, tiếp đó là ngành phân bón nối dài chuỗi tăng giá, khi có 3 ngày tăng điểm khá tốt của hai mã lớn: DCM và DPM cùng tăng mạnh gần 6%, BFC và LAS hiện sắc xanh tích cực.
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu cao su với ông lớn GVR góp 3,74% điểm, DPR +3,84%, PHR +1,73%. Tác động tích cực đến đà tăng của nhóm này là thông tin, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đạt 20,02 nghìn tấn, tăng 9,9% trị giá 37,04 triệu USD về lượng và tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Ngược lại, ngành bất động sản lại giao dịch tương đối ảm đạm, các mã IDC giảm 5,32%, KBC mất đến 6,22% (ảnh hưởng từ thông tin “bốc hơi” hơn 2.000 tỷ sau soát xét bán niên), ITA sụt giảm mạnh đến 10,94% (chưa kể còn bị cắt margin trên HOSE),…
ITA được xếp vào mã cổ phiếu tiêu cực – giảm giá mạnh nhất trong tuần qua: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đưa ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo. Theo đó, từ ngày 6/9, cổ phiếu ITA sẽ bị đưa vào diện cảnh báo do tổ chứng niêm yết vin phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên trong vòng 1 năm, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở gia dịch chứng khoán Việt Nam. Tuần qua, giá cổ phiếu ITA sụt giảm gần 11% chỉ còn 7.000 đồng/CP.
Góp điểm tích cực nhất cho thị trường là 2 mã cổ phiếu của nhóm ngành bất động sản PTL và CKG.
Cụ thể PTL tăng 22,26% nhờ thông tin vào tháng 8, lãnh đạo daonh nghiệp triển khai phương án phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ với 10.000 đồng /CP; Vốn điều lệ sự kiến tăng từ 1 nghìn tỷ đồng lên 2 nghìn tỷ đồng. Công ty muốn huy động 1 nghìn tỷ đồng để góp 700 tỷ đồng vào công ty con, mở rọng quỹ đất với 250 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động 50 tỷ đồng. Vì vậy giá cổ phiếu liên tục tăng mạnh, ở mức 8.240 đồng/CP.
CKG tăng 9,55% cùng với khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh và vượt trên mức trung bình 20 ngày gần nhất cho thấy dòng tiền đang ủng hộ cho đà tăng của cổ phiếu Công ty CP Tập đoàn Tư vấn Xây dựng Kiên Giang.