Chứng khoán ngày 22/8: Thị trường rung lắc mạnh, "thoát hiểm" ngoạn mục cuối phiên

PV | 06:29 23/08/2023

Dòng tiền dần rút khỏi, thị trường ghi nhận phiên giao dịch biến động mạnh, nhanh chóng chuyển trạng thái từ tăng sang giảm ngay sau khi mở cửa. Nhờ lực cầu mạnh ở những phút cuối giờ, VN-Index kịp “thoát hiểm” trên tham chiếu.

Chứng khoán ngày 22/8: Thị trường rung lắc mạnh, "thoát hiểm" ngoạn mục cuối phiên
Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh, cổ phiếu nhóm bất động sản và nhóm ngân hàng tiếp tục trở thành gánh nặng của thị trường.

Thị trường bước vào phiên sáng trong tâm lý thận trọng, VN-Index mở cửa có ngay hơn 4 điểm. Nhưng, trạng thái của sắc xanh chỉ kéo dài trong khoảng 20 phút đầu phiên. VN-Index đã lao dốc và giảm sâu nhanh chóng ngay sau đó.

Tình trạng thua lỗ của cổ phiếu bắt đáy hôm 18/8, cùng phiên phục hồi yếu ớt hôm qua, khiến nhà đầu tư chần chừ xuống tiền mua tiếp. Chỉ số “trượt xuống” đáy thấp nhất ngày, thể hiện áp lực bán vẫn tiếp tục duy trì. VN-Index chốt phiên sáng giảm 2,11%, tương đương bốc hơi 24,85 điểm so với tham chiếu.

Bước vào phiên chiều, thị trường tiếp tục rung lắc. Hiện tượng bán vẫn áp đảo trên diện rộng, đẩy chỉ số tiếp tục mất hơn 30 điểm. Tuy nhiên, khoảng thời gian còn lại biên độ giảm dần thu hẹp. Thị trường có tín hiệu hồi phục dần về tham chiếu, bất chấp khối ngoại gia tăng “xả hàng”. Dòng tiền bên mua nhập cuộc ở những phút cuối trước khi thoát phiên, giúp VN-Index kịp vượt lên khỏi tham chiếu.

Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 0,73 điểm (+0,06%) vừa đủ quay lại mốc 1.180,49 điểm. HNX-Index cũng đảo chiều có thêm 1,68 điểm (+0,71%) đạt 239,65 điểm. Riêng UPCOM-Index dừng ngay tham chiếu nhích thêm 0,01 điểm (-0,01%) dừng tại 89,51 điểm.

Khối cổ phiếu có vốn hóa lớn VN30 đóng cửa trong trạng thái tăng/giảm đan xen. Các đầu ngành của nhóm ngân hàng và bất động sản gây áp lực tiêu cực lên chỉ số có: VCB -1,9 điểm, VIC -1,2 điểm, VHM -0,5 điểm và CTG -0,5 điểm. Trong khi, SSB và SSI tích cực nhất chỉ hồi lại cho chỉ số 1,7 điểm.

screenshot-1327-.png

Nhóm cổ phiếu chứng khoán trở thành trụ đỡ cho thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.

Tại nhóm ngân hàng vì các đầu ngành giảm giá mạnh, khiến chỉ số toàn nhóm này chìm trong sắc đỏ chỉ với: VCB -1,56%, CTG -1,41%, VPB -0,96% và SHB -0,41%. Các mã còn lại tăng nổi bật có thể kể đến: TCB +1,07%, STB +1,1%, HDB +1,23%, LPB +1,99%, EIB +2,39%, SSB +6,02%,…

Nhóm bất động sản phân hóa rõ rệt hơn giữa các mã vốn hóa lớn và phần còn lại. Mặt khác, cổ phiếu VFS phục hồi đêm qua trên sàn Nasdaq có tác động nhất định. Tuy nhiên lực bán ở VIC vẫn rất cao trong khi tiền mua lại yếu. Theo đó, nhóm “họ Vin” tiếp tục giảm giá: VIC -1,98%, VHM -0,89%, VRE -0,68%. Ngoài ra, một số cổ phiếu phiếu có vốn hóa lớn của nhóm này giảm như: BCM -1,3%, NLG -1,39%, SJS -1,44% hay NVL đứng giá tham chiếu.

Các mã có vốn hóa nhỏ hơn đa phần có sắc xanh, tuy nhiên mức tăng khá thấp dưới 1%. Ngoại trừ một số cổ phiếu tăng nổi bật là KBC +4,67%, CII +2%, HDC +2,16%, CRE +2,17%, TCH tăng kịch trần,…

Ngược lại, cổ phiếu chứng khoán thăng hoa khi cổ phiếu SSI +6,41%, VND +2,69%, HCM +2,46%, VCI +5,2%, FTS +2,8%, BSI +3,17%, VDS +4,58%, CTS +3,73%,… Ở nhóm sản xuất, các mã vốn hóa lớn lại “rực lửa”. Cụ thể, HPG -0,19%, VNM -0,27%, MSN -0,89%, SAB -1,77%, GVR -1,3%. Các mã vốn hóa nhỏ hơn ghi nhận tăng/giảm đan xen.

Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ phân hóa, khi GAS +1,21%, PLX +0,53% nhưng PGV -0,17% và POW - 1,54%; bên bán lẻ MWG +2,04% và FRT +2,89% trong khi PNJ -0,63%,…

screenshot-1326-.png
Thị trường rung lắc mạnh, "thoát hiểm" ngoạn mục cuối phiên.

Toàn sàn HoSE có 220 mã tăng giá, 51 mã đứng giá tham chiếu và 250 mã giảm giá. Thanh khoản nhìn chung vẫn đến từ bên bán, nhưng đã giảm nhẹ xuống còn 21,7 nghìn tỷ đồng, tương ứng có hơn 1 tỷ đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên.

Mặt khác, khối nhà đầu tư nước ngoài quay đầu bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, sàn HoSE giá trị bán ròng lên đến hơn 727 tỷ đồng. Tâm điểm bán mạnh nhất rơi vào cổ phiếu vua thép HPG -266,9 tỷ đồng, STB -199 tỷ đồng, VPB -99 tỷ đồng, MWG -66,5 tỷ đồng, hay chứng chỉ quỹ FUEVFVND -51 tỷ đồng,…

Ngược lại, bên mua VIC được mua nhiều nhất nhưng chỉ với giá trị 36,8 tỷ đồng, tiếp theo DGW +34,8 tỷ đồng, VCI +32,8 tỷ đồng, FRT +30 tỷ đồng, TPB +27 tỷ đồng, các mã còn lại giá trị đều dưới 20 tỷ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán ngày 22/8: Thị trường rung lắc mạnh, "thoát hiểm" ngoạn mục cuối phiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO