Cho em chồng vay 600 triệu, lúc đòi khổ hơn đi ăn xin: Cô ta thản nhiên ăn chơi, không chịu trả nợ còn nói một câu khiến tôi căm phẫn!

Ngọc Linh | 10:00 10/09/2024

"Bà ý không nói thì em còn muốn sắp xếp trả anh, chứ em mượn anh mà, có mượn bà ý đâu!".

Cho em chồng vay 600 triệu, lúc đòi khổ hơn đi ăn xin: Cô ta thản nhiên ăn chơi, không chịu trả nợ còn nói một câu khiến tôi căm phẫn!

Không phải tự nhiên mà trên đời này lại có câu “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. 

Em gái của người đàn ông mình lấy làm chồng vẫn luôn là đối tượng khiến nhiều “nàng dâu mới” phải dè chừng. Dù rằng xã hội bây giờ đã hiện đại hơn, không phải “bà cô bên chồng” nào cũng đanh đá, hạnh họe, bắt bẻ chị dâu đủ đường, nhưng công tâm mà nói, tình huống ấy không phải là không có.

Câu chuyện của chị vợ dưới đây chính là một trường hợp như vậy.

Vét sạch vốn liếng cho em chồng vay 600 triệu, giờ đòi không được còn bị coi thường

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, chia sẻ của một chị vợ về mối quan hệ với cô em chồng, khiến CĐM nghe đến đâu, sục sôi căm phẫn đến đấy!

untitled-design-30-.png
Nguyên văn chia sẻ của chị vợ kém may mắn, gặp phải cô em chồng trần đời có 1-0-2

Chuyện có thể tóm tắt như sau: Em chồng mắc nợ 600 triệu, vợ chồng cô vét sạch vốn liếng, chi tiêu tằn tiện, nỗ lực đến mức đi làm tới gần ngày dự sinh mới nghỉ để gom tiền cho em chồng vay.

Vậy mà đến khi cô em chồng này khấm khá, làm ăn được, lại chẳng nghĩ tới chuyện trả nợ cho anh chị. Cô thản nhiên đi du lịch, chi tiền làm phẫu thuật thẩm mỹ, đến lúc chị dâu yêu cầu trả nợ thì cô lại nói với anh trai một câu ráo hoảnh: "Bà ý không nói thì em còn muốn sắp xếp trả anh, chứ em mượn anh mà, có mượn bà ý đâu!".

Với hoàn cảnh của chị vợ này, nhiều người nghe xong câu chuyện mà chỉ biết thở dài đồng cảm, chứ cũng chẳng biết khuyên thế nào. Nếu người ta có lòng tự trọng và biết suy nghĩ, người ta đã tự giác trả chứ không để mình phải đòi. Phương án duy nhất được đề xuất chính là tạo áp lực lên chồng và mẹ chồng, thà mất tình cảm còn hơn mất 600 triệu.

untitled-design-31-.png
Mọi người chỉ biết chúc chị vợ sớm đòi lại được tiền...
untitled-design-32-.png
Chị vợ này có vẻ cũng đã nói đủ cách với mẹ chồng, nhờ mẹ hối em trả nợ nhưng có vẻ cũng... không ăn thua
untitled-design-33-.png
May mắn lớn nhất của chị vợ trong hoàn cảnh này có lẽ chính là một anh chồng biết suy nghĩ, bảo vệ vợ chứ không lấp liếm cái sai của em gái
untitled-design-34-.png
Làm đủ cách không được thì thử bảo chồng giả vờ vỡ nợ, "báo nhà" 1 tỷ xem có đòi được cô em 600 triệu không... Nếu không thì thôi đành, coi như 600 triệu ấy là khoản tiền báo hiếu cho mẹ chồng...

Tựu trung lại, với hoàn cảnh của chị vợ này, ngoài những câu chúc "sớm đòi được tiền" thì gần như chẳng ai đưa ra được một lời khuyên chắc chắn hiệu quả. Suy cho cùng, tiền bạc vốn đã là chuyện nhạy cảm, khó giải quyết; mà giờ lại còn là vấn đề tiền bạc với người thân trong nhà, nan giải cũng không phải chuyện gì khó hiểu.

Cố gắng an ủi bản thân, nghĩ theo hướng tích cực, thì mất tiền cho anh em trong nhà, còn có thể tặc lưỡi tự nhủ "thôi coi như tiền báo hiếu bố mẹ", cho đỡ tiếc...

Nên làm gì để hạn chế tình trạng dễ lúc cho vay, khó lúc đi đòi?

Nhận được tin nhắn, cuộc gọi vay tiền từ anh em họ hàng hoặc đứa bạn thân, nếu số tiền chỉ là vài trăm nghìn hoặc cùng lắm là 1-2 triệu, có lẽ chẳng ai ngại cho vay khi có đủ. Nhưng nếu số tiền lên tới vài chục triệu, thậm chí là trăm triệu hoặc tiền tỷ, câu chuyện lúc này sẽ khác ngay.

Giả như mình không có để cho vay thì đã đành, đằng này nếu có mà không giúp, bản thân cũng áy náy; mà giúp thì cũng lo có ngày người ta không trả. Phải làm sao mới thuận tình đôi bên?

Đáp án rất đơn giản thôi, nhớ lấy câu này: “Tôi với bạn viết cái giấy vay nợ, rồi chúng ta đi công chứng”.

Trước khi đưa ra lời đề nghị này với người đang vay tiền mình, cứ nhẹ nhàng lựa lời thủ thỉ, đại khái: “Đây cũng là số tiền lớn với tôi, nên mình cứ tiền bạc phân minh, rõ ràng đúng thủ tục cho cả hai cùng yên tâm” .

980602e0b14e7d5aa87b148c61c7a5d8.jpg
Ảnh minh họa

Có thể số tiền ấy không phải là quá lớn với bạn, nhưng tiền mà, mất 1 đồng cũng tiếc chứ nói gì tới tiền triệu, chục triệu hay thậm chí trăm triệu? Lời đề nghị viết giấy vay nợ rồi đi công chứng không chỉ giúp bản thân người cho vay yên tâm, mà còn là một cách để kiểm tra độ uy tín của người đi vay.

Nếu là một người hiểu chuyện và biết giữ chữ tín, chắc chắn họ sẽ chẳng từ chối lời đề nghị của bạn, càng không hằn học trách móc “sao có tí tiền mà cũng phải vẽ ra rồi lôi nhau đi công chứng?”.

Chưa kể, khi vay người quen, bạn bè, khoản vay sẽ không bị tính lãi; hoặc nếu có, lãi cũng thấp hơn đi vay ngân hàng hoặc công ty tài chính. Người vay còn không tốn công lo thủ tục, giấy tờ.

Thế nên người biết điều sẽ không từ chối yêu cầu viết giấy vay nợ cá nhân rồi đi công chứng. Một phần vì họ biết đặt mình vào vị trí của bạn - người họ đang vay tiền, một phần vì chuyện ấy cũng chẳng mất thời gian, cùng lắm chỉ tốn 3-4 tiếng là xong. Trong khi đi vay ngân hàng, thời gian giải ngân cứ phải tính bằng tuần, nhanh cũng 2-3 ngày. Còn vay nhanh dưới hình thức vay tín chấp, không tài sản đảm bảo thì thôi khỏi bàn, vì vay nhanh đồng nghĩa với lãi suất cao.

Trong trường hợp người ta từ chối, hoặc trách ngược lại bạn “có chuyện mới nhờ mà làm gì khó khăn đến thế”, thì tốt nhất là từ chối cho vay luôn, khỏi phải nghĩ nhiều. Khi thấy bạn dứt khoát như vậy mà người ta lại xuống nước, đồng ý viết giấy nợ rồi đi công chứng, cũng đừng dại mà cả nể đồng ý cho vay.

Những “con nợ hiên ngang” sẽ không vì một lời dọa kiện mà hối hả gom tiền trả cho bạn, vì hơn ai hết chúng hiểu nếu lôi nhau ra tòa, bản thân chủ nợ cũng tốn tiền và tốn thời gian. Thế nên quan trọng nhất vẫn là phản ứng ban đầu của người đi vay với yêu cầu viết giấy nợ rồi đi công chứng, nhớ nhé!


(0) Bình luận
Cho em chồng vay 600 triệu, lúc đòi khổ hơn đi ăn xin: Cô ta thản nhiên ăn chơi, không chịu trả nợ còn nói một câu khiến tôi căm phẫn!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO