Bất ngờ nhận được khoản nợ gần 300 triệu đồng, người đàn ông tá hỏa đến tòa án hỏi thì phát hiện ra sự thật bất ngờ

Ánh Lê | 14:01 15/12/2023

Sự việc từng xảy ra vào năm 2016 nhưng gần đây được chia sẻ lại và thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc.

Bất ngờ nhận được khoản nợ gần 300 triệu đồng, người đàn ông tá hỏa đến tòa án hỏi thì phát hiện ra sự thật bất ngờ

Theo đó vào sáng ngày 21/3/2016, anh Phan trú tại thành phố Nhạc Thanh, Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đang làm việc thì bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một người dân cùng làng thông báo rằng có người từ toà án đang tìm.  Anh Phan vội vàng trở về nhà thì thấy nhân viên Tòa án đã đợi sẵn và đưa cho ông một quyết định từ toà án. 

Trong đó viết anh Phan XX có quan hệ kinh doanh với một công ty A ở địa bàn lân cận. Tính đến ngày 2/9/2015, ông Phan XX vẫn nợ công ty này 104.798 NDT (hơn 357 triệu đồng) với giấy nợ rõ ràng. Trước đó, anh Phan XX bị công ty khởi kiện và kết án vì không chịu hoàn trả số tiền mua hàng. Căn cứ theo luật, tòa án đưa ra phán quyết người đàn ông này buộc phải hoàn trả cho công ty này hơn 84.000 NDT (hơn 286 triệu đồng) tiền mua hàng và lỗ lãi.

Ảnh minh họa: Internet

Sau khi đọc xong bản án mà nhân viên tòa án đưa cho, anh Phan thực sự hoang mang khi trong đó quả thật có tên giống mình nhưng bản thân lại chưa từng gặp đại diện của công ty A, cũng chưa từng mua hàng của công ty này. Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, ngay chiều hôm đó, anh Phan lập tức đến Tòa án nhân dân thành phố Nhạc Thanh để tìm hiểu rõ vụ việc.

Anh Phan kể lại: “Khi đó, tòa án đã cho tôi xem giấy biên nhận số tiền mà bị đơn phải trả. Tuy nhiên, những nét chữ trong đó thì đó hoàn toàn không phải chữ ký của tôi."

Mãi cho đến khi tòa án liên hệ với ông Trịnh - người đại diện hợp pháp của công ty nguyên đơn A, người này mới nhận ra mình đã kiện nhầm người.

Hàng loạt sự trùng hợp dẫn đến “tai bay vạ gió”

Khi phóng viên tìm đến nguyên đơn Trịnh, người này cho biết quả thực đã kiện nhầm người.

"Bị cáo thực sự là một người họ Phan khác, sống ở làng bên cạnh làng của người bị nhầm lẫn. Hơn nữa, dù tên của họ có cách phát âm giống hệt nhau nhưng ký tự cuối cùng của tên họ lại khác nhau", ông Trịnh nói.

Người này còn tiết lộ rằng bị cáo họ Phan thực sự từng có các giao dịch kinh doanh với công ty của mình, nhưng sau khi mua các linh kiện của công ty họ vào năm 2015 thì chưa quay lại trả tiền mua. Ông đã nhiều lần gọi điện và đến tìm nhưng bị cáo Phan không nhận điện thoại và thậm chí còn chặn số của ông. 

May mắn thay, ông vẫn giữ được biên lai nợ của người họ Phan này. Vào tháng 1/2016, ông đã giao toàn quyền cho anh Vũ - một nhân viên pháp lý của Văn phòng Dịch vụ Pháp lý tại địa phương gửi đơn kiện người này lên Tòa án Nhân dân thành phố Nhạc Thanh.

"Có thể là do chữ ký của bị cáo Phan trên tờ biên nhận nợ khá cẩu thả nên người đại diện của tôi đã nhầm hai tên với nhau", ông Trịnh cho biết.

Về vấn đề này, người đại diện của ông Trịnh là anh Vũ giải thích rằng khi đến cơ quan công an để lấy thông tin danh tính bị cáo, ông đã nhầm với tên của một người cùng quê với bị cáo.  Theo ông Trịnh và anh Vũ, trong giai đoạn truy tố, họ đã liên lạc qua điện thoại với bị cáo Phan thật và không hề biết rằng thông tin danh tính của bị cáo là sai. 

Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp này, số điện thoại di động mà công ty A cung cấp thuộc về bị cáo Phan thật, tuy nhiên khi bưu tá của bưu điện giao bản án thì bị cáo Phan không chịu chấp nhận nên cán bộ tòa án đã phải đến nơi cư trú của “bị cáo” để chấp hành án. Do sai địa chỉ bị sai nên bản án này lại được giao nhầm cho ông Phan - người cùng tên ở gần nơi bị cáo cư trú.

Thẩm phán cũng cho biết trong quá trình xét xử, cả nguyên đơn và bị đơn đều không có mặt tại tòa và tòa đã nhiều lần xác minh thông tin danh tính của bị cáo với luật sư của nguyên đơn. Tuy nhiên, người đại diện của nguyên đơn đều khẳng định mình đúng. Ngoài ra, người này còn khẳng định sau khi nhận được giấy triệu tập, bị đơn đã hoàn trả số tiền 20.000 NDT ( hơn 68 triệu đồng) thông qua chuyển khoản vào ngày 30/9/2015 và 27/11/2015. 

Gỡ nút thắt, giải oan cho người vô tội

Với sự nhầm lẫn này, thẩm phán cho biết sau khi anh Phan - người bị nhầm là bị cáo, nhận được phán quyết, anh có thể kháng cáo lên Tòa án nhân dân Ôn Châu để xét xử sơ thẩm trong vòng 15 ngày. Ở phiên tòa thứ hai, anh Phan không cần thuê luật sư, chỉ cần ra tòa giải thích rõ ràng sự việc thì có thể hủy bản án. 

Vào ngày 18/4/2016, do thời hạn kháng cáo đã hết, tòa án đã chủ động tiến hành thủ tục xét xử lại và xét xử vụ án, điều này sẽ loại bỏ những rắc rối của ông Phan.

Về vấn đề tổn hại danh tiếng mà ông Phan nêu ra, thẩm phán cho biết bản án chỉ được các bên nhận và không được công bố. Ngoài ra, phản ứng của ông Phan rất kịp thời, toà án Trung Quốc cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp tương ứng mà không gây ra tác động tiêu cực nào. 

(Theo Sohu)


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Bất ngờ nhận được khoản nợ gần 300 triệu đồng, người đàn ông tá hỏa đến tòa án hỏi thì phát hiện ra sự thật bất ngờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO