Sự hứng thú của người Việt với ChatGPT đã tạo ra một cách kiếm tiền mới: bán tài khoản ChatGPT. Trong khi đó, một số công ty lớn cũng đang xem xét khả năng của ứng dụng này.
Hàng chục nhóm Facebook dành cho nền tảng của OpenAI đã mọc lên ở Việt Nam, trong đó có cả một nhóm có tới 79.000 thành viên.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất ở châu Á áp dụng ChatGPT. Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc thậm chí còn đang dấn thân vào cuộc đua tạo ra các ứng dụng tương tự ChatGPT, trong khi tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani mới đây cho biết ông "nghiện" sử dụng ứng dụng này.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, người dùng sẽ phải vượt qua nhiều bước để truy cập dịch vụ. Việt Nam là một trong ba quốc gia Đông Nam Á nơi OpenAI, nhà phát triển Hoa Kỳ, chưa cung cấp ChatGPT. Điều đó có nghĩa là truy cập dịch vụ từ Việt Nam yêu cầu phải thông qua VPN.
Sonny Dang, người quản lý một nhóm trên mạng về ChatGPT, cho biết mỗi ngày có hàng trăm người Việt Nam yêu cầu hỗ trợ tạo tài khoản ChatGPT, thường là sử dụng VPN. Anh này không bán những dịch vụ như vậy, nhưng cho biết những người khác tính phí từ 1-4 USD.
Anh ước tính rằng chưa đến 1% trong dân số Việt Nam sử dụng ChatGPT, vì tiết kiệm thời gian, dễ sử dụng và thậm chí là cả tâm lý FOMO - nỗi sợ bị bỏ lỡ.
"Tôi tự hỏi tại sao nó lại phổ biến thế, mặc dù vẫn mắc lỗi hay có những câu trả lời hài hước", anh Sonny nói.
Sonny Dang cho biết, ChatGPT cũng nhanh chóng trở thành chủ đề báo chí trên toàn cầu, cứ 10 câu chuyện thì có tới 9 câu chuyện liên quan đến ứng dụng này.
“ChatGPT đã chứng kiến sự gia tăng mức độ phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây,” chatbot này trả lời Nikkei Asia. Đọc thì rất hay, nhưng thực tế là nó mới ra mắt vào tháng 11/2022 (thì những năm gần đây nào?).
Những tuyên bố như trên thể hiện những hạn chế của công nghệ này. Thuật toán không rõ ràng và kết quả dựa trên các mẫu văn nói nhiều hơn là các sự kiện trong thế giới thực. Ví dụ, các bài báo về xu hướng công nghệ thường bao gồm cụm từ "trong những năm gần đây".
"Các công ty ở Việt Nam đang sử dụng chatbot do ChatGPT cung cấp để hỗ trợ khách hàng, trong khi các nhà nghiên cứu đang sử dụng nó cho các nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên."
Đại học VinUni đây cho biết họ đang cân nhắc cách áp dụng ChatGPT trong lớp học hoặc nghiên cứu. Sonny Dang, đồng sáng lập LovinBot, một trợ lý viết tiếng Việt, đang cải thiện ứng dụng của mình bằng ChatGPT. Đại diện công ty an ninh mạng BKAV và công ty bất động sản Max Land cũng đã thảo luận về khả năng sử dụng công nghệ này trên truyền hình.
VNG, FPT và các bên khác cũng đang cải thiện khả năng học máy nói chung, một chủ đề mà trung tâm nghiên cứu mới trị giá 220 triệu USD của Samsung tại Hà Nội cũng đang tập trung vào.
Kok Seng Kiong, Giám đốc chương trình đổi mới tại Đại học RMIT Việt Nam, nói với Nikkei: 'Tất cả các công ty công nghệ lớn của Việt Nam đều phát triển AI".
Theo báo cáo của Temasek, Google và Bain, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đến năm 2025 sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng đầu Đông Nam Á, 31%. Ông Kok ám chỉ đến dân số trẻ, dễ tiếp thu công nghệ, đặc biệt là các sáng kiến miễn phí có nhiều khả năng đến được với các quốc gia đang phát triển.
Ông nói: “Có vẻ như ChatGPT là một cơ hội để phát triển các kỹ năng và nền tảng kiến thức tại Việt Nam".
Tuy nhiên, Sonny Dang nhận thấy nền tảng này không hỗ trợ tốt bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh.
“Nó viết tiếng Việt rất tốt, như một người nói tự nhiên,” Dang nói về ChatGPT. "Nhưng bạn càng dành thời gian với nó, càng dùng thử, [bạn] càng thấy những hạn chế của nó'.
Tham khảo: Nikkei Asia