Tuần vừa qua, giá lúa gạo trong nước giữ ở mức ổn định, xuất khẩu mặt hàng này cũng có nhiều tín hiệu tích cực.
Vật tư nông nghiệp đầu vào tăng
Theo khảo sát của MarketTimes, giá lúa gạo hôm nay (23/5), tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định.
Cụ thể, tại An Giang lúa tươi OM 18 đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.600 đồng/kg; Đài thơm 8 5.700 – 5.850 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; nếp Long An khô 7.600 – 7.800 đồng/kg; nếp An Giang 7.700 – 7.800 đồng/kg.
Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên, cụ thể: ST 24 có giá là 8.500 đồng/kg, Đài thơm 8 là 6.900 đồng/kg; OM 5451 là 6.800 đồng/kg.
Tại Bến Tre, giá lúa không có biến động, hiện IR 50404 là 5.800 đồng/kg; OM4218 là 5.900 đồng/kg; OM 6976 là 5.900 đồng/kg.
Tại Cần Thơ, lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, IR 50404 là 6.400 đồng/kg, riêng OM 4218 là 6.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.300 – 8.400 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.850 – 8.900 đồng/kg. Giá phụ phẩm cũng đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 8.550 – 8.650 đồng/kg, cám khô 8.700 – 8.800 đồng/kg.
Theo ông Trần Vũ Đình Thi, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), cho biết giá lúa gạo Việt Nam hiện nay tăng mạnh nhất 4 năm qua (chủ yếu là loại gạo 5% tấm - PV). Tuy nhiên, giá gạo tăng là do giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng.
Các thương lái cho biết, trong tuần trước, lúa Campuchia tiếp tục về lượng ít, giảm mạnh so với tuần trước đó, khách hàng gần như ngưng mua do giá cao. Nhu cầu gạo chợ đóng container trong tuần cũng chậm hơn so với tuần trước đó, chủ yếu là hàng phụ phẩm cho thức ăn chăn nuôi
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ mức ổn định
Hiện nay, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ mức ổn định. Hiện gạo 100% tấm ở mức 373 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với hôm qua. Gạo 5% tấm 420 USD/tấn; gạo 25% tấm 400 USD/tấn; gạo Jasmine 528 – 532 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo hiện nay tiếp tục có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 và những biến động phức tạp về chính trị trên thế giới như hiện nay sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc kết nối thị trường. Trong khi đó, nhiều nước nhập khẩu đã tăng cường các biện pháp giám sát chất lượng…Với tình hình trên, dự báo, xuất khẩu nông sản, trong đó có gạo) ở những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ những biến động trên thị trường quốc tế, tuy nhiên nhóm hàng này vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng ở các nước, khu vực như Hoa Kỳ, EU khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường.
Tuần qua, Philippines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo Việt lớn nhất, thị trường Cuba vươn lên đứng thứ 2 nhờ nhập khẩu phần lớn gạo trắng. Với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu giảm nhẹ, giao dịch gạo nếp mới với thị trường này chậm lại.
Theo các thương lái, trong tuần trước, lúa Campuchia tiếp tục về lượng ít, giảm mạnh so với tuần trước đó, khách hàng gần như ngưng mua do giá cao. Nhu cầu gạo chợ đóng container trong tuần cũng chậm hơn so với tuần trước đó, chủ yếu là hàng phụ phẩm cho thức ăn chăn nuôi.
Các chủ doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, mặt hàng này đang có những tín hiệu tích cực nhưng không nên vui mừng quá sớm vì giá gạo Việt Nam vượt giá gạo Thái Lan khả năng chỉ duy trì được trong ngắn hạn và phần lớn chủng loại gạo có giá vượt Thái Lan là gạo thường, giá trị xuất khẩu khá thấp so với chủng loại gạo thơm.
Ghi nhận tại Tiền Giang, trong quý 1/2022, xuất khẩu gạo đạt 10.319 tấn, với trị giá hơn 7 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm gần 11% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong quý 1/2022 giảm hơn 3,6% so với cùng kỳ năm trước do giá vận tải cũng như chi phí thuê container rỗng tăng cao.
Cùng với việc chú trọng theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại địa phương trong nước trong điều kiện mới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Bộ NN&PTNT triển khai cập nhật hệ thống phần mềm dữ liệu cung cầu nông sản từ địa phương; tăng cường kết nối, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm và tại các cửa khẩu chính với Trung Quốc.
Mặt khác, ngành Nông nghiệp sẽ không ngừng thúc đẩy các hoạt động mở cửa thị trường; cùng với đó là cung cấp thông tin cũng như các quy định về thị trường, về kiểm soát xuất nhập khẩu cho các địa phương, doanh nghiệp.