UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP để thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh.
Đề xuất dự án nhà ở thương mại cao cấp, trung cao cấp không cần dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội được Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đưa ra trong kiến nghị về giải pháp tạo quỹ đất phát triển nhà xã hội trên địa bàn thành phố.
UBND TP.HCM đã ban hành quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật (còn gọi là đất nền dự án) cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn TP.HCM.
Thách thức phát triển nhà ở xã hội không chỉ đến từ phía cung mà còn từ phía cầu. Do đó, Nhà nước cần ưu đãi cho cả người mua. Chính sách nên hướng đến thúc đẩy việc xây dựng để cho thuê nhiều hơn là để bán.
So với mục tiêu đến năm 2025 của đề án xây một triệu căn nhà xã hội, Hà Nội mới phát triển 1.700 căn, đáp ứng 9% mục tiêu, TP HCM đáp ứng 19% với gần 5.000 căn.
Luật Đất đai 2024 vừa được Quốc hội thông qua có quy định các nhóm dự án phục vụ lợi ích chung cộng đồng Nhà nước sẽ điều hành và chủ động giải quyết các vấn đề để chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phù hợp.
Để khơi thông tài chính bất động sản, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng nên tập trung toàn bộ nguồn lực tài chính vào làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Đây là thị trường có dòng tiền rất tốt, nhu cầu rất cao nhưng hiện tại chúng ta chưa làm được.
Công ty TNHH Mitsui & Co., Nhật Bản vừa công bố thành lập Công ty TNHH MVC & Co (MVC) giúp người Việt tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế và xây dựng nhà ở, bằng cách tập hợp các nhà cung cấp vật liệu xây dựng và dịch vụ liên quan trên cùng một nền tảng trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) suất vốn đầu tư xây dựng công trình nhà ở xã hội ở mức từ 5 triệu đồng/m2 là bất cập và không thể làm được.
Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đang đề xuất nhiều điểm mới, đáng chú ý có nội dung bỏ quy định người dân muốn mua nhà xã hội phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình.
Bộ Xây dựng vừa có đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc giảm mục tiêu đề án nhà ở xã hội xuống 1.062.200 căn, tức giảm 354.500 căn so với đề xuất ban đầu, đồng thời giảm nguồn lực thực hiện còn 849.500 tỷ đồng (giảm khoảng 280.500 tỷ đồng).
Báo cáo của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phục vụ Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững đều kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan tháo gỡ về pháp lý dự án, giải toả cơn khát về vốn và giãn thời gian trả nợ…