Vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên đang bị chậm

Thu Hà | 22:39 20/12/2021

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 9 nên vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên bị chậm tiến độ.

Vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên đang  bị  chậm
Việc sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững.

Thông tin này đã ảnh hưởng nhiều đến giá cà phê tuần qua và dự báo còn  ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê của tuần này.

Cụ thể, trong tuần qua, giá cà phê giảm nhẹ so với đầu tuần, giá thu mua tại các địa phương trọng điểm giảm 100 - 200 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, ghi nhận mức cao nhất là 41.600 đồng/kg.

Cùng giảm 100 đồng/kg còn có Lâm Đồng và Gia Lai, Đắk Nông với mức giao dịch lần lượt là 40.800 đồng/kg và 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Kon Tum vào cuối tuần ở mức 41.300 đồng/kg sau khi giảm 200 đồng/kg.

Trong  buổi sáng đầu tuần này giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang so với cùng thời điểm hôm trước.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) cà phê đang được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 41.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) cà phê được thu mua cùng mức 41.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, cà phê thu mua ở mức 41.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, cà phê đang  thu mua ở mức 41.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.400 đồng/kg.

Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.400 đồng/kg.

bieu-do.jpg
Giá cà phê tuần qua giảm nhẹ. (Đắk Lắk và Đắk Nông có chung một mức giá giao dịch.)

Trong cuộc làm việc giữa Bộ Nông  nghiệp  và  Phát  triển Nông thôn với tỉnh Gia Lai ngày 19/12, đại diện Cục Kinh tế hợp tác và phát  triển  nông  thôn cho biết, tổng diện tích cây cà phê trên cả nước hiện có khoảng 696.000 ha, tập trung chủ yếu tại 5 vùng sản xuất chính gồm: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Đến  nay  việc sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân vùng Tây Nguyên nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững.

Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao, kỹ thuật canh tác chưa hợp lý. Khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ, khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường.

Người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Vụ thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên đang bị chậm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO