VietinBank tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn về dự án VietinBank Tower
Lê Sáng|09:48 01/02/2023
Theo Bộ Xây dựng, Vietinbank vừa có văn bản đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến việc điều chỉnh dự án VietinBank Tower mà Bộ này đã có ý kiến trả lời trước đó.
VietinBank Tower từng được kỳ vọng sẽ trở thành siêu dự án điểm nhấn tại Khu đô thị Ciputra.
Vừa qua, Bộ Xây dựng vừa có văn bản 228/BXD-KTXD gửi Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung liên quan đến phạm vi, thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh.
Bộ Xây dựng cho biết, vừa qua đã nhận được văn bản số 9716/TGĐ-NHCT-MST2 ngày 09/12/2022 (có kèm theo văn bản số 6215/TGĐ-NHCT-MST2 ngày 24/8/2022) của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến phạm vi, thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh dự án “Tòa nhà Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank Tower”.
Trước đề nghị trrên của VietinBank, Bộ Xây dựng cho biết, ngày 24/8/2022, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 3758/BXD-KTXD hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng dự án “Tòa nhà Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank Tower” theo đề nghị tại văn bản số 4958/TGĐ-NHCT-MST2 ngày 15/7/2022 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Đáng chú ý, theo Bộ Xây dựng, qua kiểm tra, rà soát, trước thời điểm nhận được văn bản số 9716/TGĐ-NHCT-MST2 nêu trên, Bộ Xây dựng vẫn chưa nhận được văn bản số 6215/TGĐ-NHCT-MST2 ngày 24/8/2022 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam về việc đề nghị hướng dẫn nội dung liên quan đến phạm vi, thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh.
Về các nội dung đề nghị hướng dẫn tại văn bản số 6215/TGĐ-NHCT- MST2 (gửi kèm văn bản số 9716/TGĐ-NHCT-MST2), Bộ Xây dựng cho biết, tiếp theo nội dung đã trả lời tại văn bản số 3758/BXD-KTXD, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt dự án điều chỉnh.
Thứ hai, căn cứ quy định chuyển tiếp tại khoản 3, 4 Điều 44 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng dự án “Tòa nhà Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank Tower” theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Cụ thể, về tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điều chỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần tổng mức đầu tư điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.
Về thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định dự án điều chỉnh tại khoản 2, 3 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
VietinBank Tower - Siêu dự án điểm nhấn tại Khu độ thị Ciputra
Theo kế hoạch ban đầu, dự án VietinBank Tower có tổng vốn đầu tư khoảng 10.267 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công cách đây chục năm, được kỳ vọng hoàn thành vào năm 2014 nhưng hiện đang ở tình trạng dạng tài sản dở dang, chậm tiến độ.
Dự án được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2. Quy mô gồm 2 toà tháp, được liên kết với nhau bằng khối đế 7 tầng dành cho các mục đích sử dụng chung như phòng hội nghị, hội thảo, trung tâm thương mại cao cấp,…
Tháp thứ nhất cao 363m sẽ là một tòa nhà hình chữ V với 68 tầng dành cho không gian văn phòng. Các tầng đỉnh của tháp sẽ được cắt xéo tạo đỉnh hình chữ V tượng trưng cho biểu tượng VietinBank trên nền trời Hà Nội. Hai cánh của tháp sẽ hướng ra cảnh quan xung quanh và có tầm nhìn ra thành phố. Tòa tháp nhỏ hơn, dành cho không gian khách sạn và nhà ở, sẽ cao 250m và có 48 tầng.
Với chiều cao cao 363m, tháp VietinBank Tower sau khi hoàn thành sẽ là một trong những tòa nhà cao nhất Hà Nội.
Dự án VietinBank Tower đã được ĐHĐCĐ của VietinBank thông qua chủ trương tái cơ cấu, trong đó ưu tiên phương án VietinBank chuyển nhượng toàn bộ dự án và mua lại tháp 68 tầng để làm trụ sở làm việc.
Liên quan đến lịch sử dự án này, ngày 19.1.2008, VietinBank đã xin phép Ngân hàng Nhà nước lập liên doanh với Premium Aset Pte (PAP) của Singapore để xây dựng và khai thác dự án, với tỷ lệ PAP 72% và VietinBank 28%.
Để tiến hành dự án, Vietinbank đã thương thảo với Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). Giá thuê đất ban đầu Vietinbank đề nghị là 500 USD/m2. Tuy nhiên, Ciputra không chấp nhận. Sau một thời gian tham khảo, hai bên đã thống nhất mức giá thuê đất là 1.800 USD/m2.
Ngày 2.2.2008, ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Tổng Giám đốc, đại diện Vietinbank ký hợp đồng thuê đất với Ciputra. Theo hợp đồng, diện tích đất thuê là 29.923m2, thuê trong 38 năm, tổng số tiền thuê đất mà bên thuê phải trả là 849 tỷ đồng.
Sau đó, Vietinbank có văn bản trình và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mức đóng góp vốn liên danh 50%, nhưng phía PAP xin rút khỏi dự án do khó khăn về tài chính, bởi ảnh hưởng từ khủng khoảng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 diễn ra hồi tháng 4, ông Lê Đức Thọ - Chủ tịch HĐQT Vietinbank cho biết, tính đến hết quý I/2021, có 29 nhà đầu tư quan tâm tới dự án Vietinbank Tower, trong đó có 21 nhà đầu tư đã ký thoả thuận bảo mật thông tin với VietinBank để tiếp cận hồ sơ và thẩm định dự án. Đã có 2 nhà đầu tư có đề xuất tài chính sơ bộ và có một số nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh đang tích cực thẩm định để sớm đưa ra đề xuất tài chính.
Tháng 6.2021, Vietinbank ra thông báo mời thầu đầu tư cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tài chính và quan tâm đến dự án gửi bản đăng ký quan tâm; đồng thời đến làm việc để được cung cấp thông tin, nhằm phục vụ việc thẩm định đầu tư và tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình tái cơ cấu dự án.
Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa đánh giá về những lợi thế và khó khăn mà một số ngân hàng lớn của Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
"Hình thành, thành lập các tập đoàn lớn, kể cả tập đoàn tư nhân, liên quan tới ngành công nghiệp đường sắt. Nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định, sửa đổi các quy định liên quan" - Thủ tướng chỉ đạo.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến là con đường bắt buộc để đi tắt đón đầu, với nhiều tiềm năng và đóng góp to lớn cho nền kinh tế.
Tập đoàn Trump đã ký thỏa thuận với công ty con của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) để phát triển một tổ hợp khách sạn 5 sao và sân golf quốc tế trị giá 1.5 tỷ USD tại tỉnh Hưng Yên.
Trong khi nhà đầu tư ngoại săn lùng các chuỗi bệnh viện, thì Công ty CP Hằng Hà đã gọi được vốn lại có tình hình kinh doanh yếu kém. Khoản nợ lên tới 730 tỷ đồng được thế chấp bằng Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang.
Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng đối với Dabaco, mở ra tương lai tươi sáng cho ngành chăn nuôi và nông nghiệp Việt Nam, khẳng định vị thế tiên phong của tập đoàn trong cuộc chiến bảo vệ an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia.
Thành công tại thị trường Trung Đông đưa DN Việt Nam này đến với bán đảo Ả Rập qua công trình Bảo tàng Khoa học và Công nghệ ở thủ đô Riyadh, có tổng vốn đầu tư lên đến 700 triệu USD.
Trong những tuần gần đây, các ông lớn Alibaba, Baidu và Tencent đã tung ra thị trường hàng loạt mô hình AI mạnh mẽ. Cú sốc ở đây là mọi thứ được tải xuống, sửa đổi và tích hợp miễn phí.