Viện trưởng CIEM: Đẩy mạnh cải cách để mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển

Lê Hà | 10:04 18/11/2022

Thảo luận trong Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh nghiệp “vượt sóng”, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng cần đẩy mạnh cải cách để mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển.

Viện trưởng CIEM: Đẩy mạnh cải cách để mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh: Trong trung hạn có 5 điểm cần chú ý về tình hình kinh tế thế giới hiện nay:

Đầu tiên, Nền kinh tế trên thế giới đang tiếp tục xu hướng phục hồi và đạt mức tăng trưởng dương, đây là điểm sáng sau 3 năm đại dịch Covid – 19. Nhiều nền kinh tế đã thực hiện mở cửa và bình thường hóa chính sách sau đại dịch Covid-19 vào tháng 10/2022.

Thứ 2, Các nền kinh tế trên thế giới có sự đồng thuận nhiều hơn, rõ ràng hơn về các ý tưởng không gian mới về kinh tế và gắn liền hợp tác thông qua các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương…

Các nền kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ các nỗ lực nhằm chuyển đổi số, thậm chí đã kí kết các hiệp định về đối tác kinh tế số. Đây là một điểm hết sức quan trọng trong bối cảnh đang ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0 cũng như những đổi mới bản chất thương mại trong nước cũng như quốc tế trong thời gian tới.

Quá trình thúc đẩy chuyển đổi xanh ở mục tiêu gắn kết và bền vững với môi trường, đặc biệt là phù hợp với cam kết của các nước ở trong các hiệp định liên quan đến biến đổi khí hậu.

Thứ 3, Diễn biến dịch bệnh hiện nay vẫn còn phức tạp. Viện trưởng cho biết, tuy nền kinh tế Việt Nam đã gần như là mở cửa trở lại hoàn toàn cả về thương mại lẫn dân sự, vẫn còn rất nhiều những khó khăn khi một số đối tác còn hạn chế. Ngoài ra còn rủi ro từ nhiều dịch bệnh khác: đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết…

Thứ 4, Sự cạnh tranh địa chính trị còn gay gắt và phức tạp: Xung đột Nga – Ukraine kéo dài từ tháng 2 là một minh chứng cho thấy xung đột địa chính trị kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới phục hồi kinh tế toàn cầu và mức độ phục hồi của chuỗi cung ứng.

Thêm vào đó, nỗ lực liên minh trả đũa các nền kinh tế lớn trở nên phức tạp hơn rất nhiều trong khi tư duy kinh tế nhiều nước đã nhấn mạnh đến các cụm từ như: “độc lập”, “tự chủ” và “giảm sự phụ thuộc”… Trong những năm sắp tới, điều này có thể là nguy cơ, rào cản giao thương giữa các nước cũng như quá trình toàn cầu hóa, đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở các nước.

Thứ 5, Các rủi ro bất ổn liên quan đến kinh tế vĩ mô có xu hướng gia tăng và nhiều nên kinh tế đang có áp lực lạm phát cao. Lạm phát cao không chỉ do giá hàng hóa tăng ở các nước mà còn do áp lực lạm phát tiềm ẩn. Lạm phát là một trong những thách thức trong năm 2023 cả về phía chính phủ và doanh nghiệp, người dân. Thêm vào đó, xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD cũng gây không ít hệ lụy đối với ổn định tài chính ở khu vực châu Á.

Về vấn đề chuyển hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài, liên quan đến cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xuất khẩu hàng hóa…

Đối với nền kinh tế trong nước, TS. Trần Thị Hồng Minh lưu ý về 3 nền tảng đã có:

Đầu tiên, Tư duy chuyển đổi điều hành từ mục tiêu kép sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả.

Đặc biệt là sau nghị quyết 128 thì có thể thấy chúng ta đã thực hiện nội dung này hết sức uyển chuyển. Trên thực tế, kết quả và hiệu quả hết sức tốt, thể hiện qua việc quý III và dự báo quý IV chúng ta đạt được mức tăng trưởng khả quan, kim ngạch xuất khẩu gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, chúng ta có một sự thích ứng hết sức uyển chuyển từ bối cảnh hết sức phức tạp: từ dịch bệnh, từ những khó khăn từ nội tại nền kinh tế cũng như khó khăn của nền kinh tế thế giới.

Tiếp theo: Việc duy trì, củng cố nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối tốt so với nhiều nền kinh tế trong khu vực.

Sau cùng: Sự duy trì sự ổn định xã hội với một loạt các công tác hỗ trợ người dân, các nhóm lao động yếu thế, góp phần chia sẻ khó khăn với người dân đối với công tác điều hành của chính phủ.

Trong hai năm vừa qua, chúng ta đã tạo dựng hình ảnh của một đất nước không ngừng cải cách và không ngừng cố gắng về phục hồi Covid-19.

3114_17.jpg
TS. Trần Thị Hồng Minh

Về mặt thách thức của nền kinh tế trong nước, TS. Trần Thị Hồng Minh có chia sẻ về 5 thách thức nổi bật mà có thể gây cản trở trong tương lai các doanh nghiệp cũng như kế hoạch kinh tế:

Thứ nhất, Về góc độ và cải cách thể chế, trên bình diện vĩ mô chưa có nhiều ý tưởng và các động lực mới trong quá trình cải cách.

Về góc độ của cơ quan nghiên cứu, chúng tôi thấy khá lo lắng vì nếu chúng ta không thực hiên cải cách thể chế một cách triệt để, một cách căn cơ thì sẽ rất khó để tạo ra được sức bật, sự thay đổi về cơ cấu nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh, cũng như động lực để kinh tế phát triển.

TS. Trần Thị Hồng Minh đưa ra ví dụ: “Chương trình cải cách môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, chương trình này đã thực hiện rất tốt trong thời gian vừa qua nhưng trong tương lai thì những điểm mấu chốt, điểm ưu tiên của chương trình này sẽ là như thế nào?

Điểm quan trọng nhất là sự vào cuộc và đồng hành của các Bộ ngành, địa phương trong việc cải các các nội dung trong việc tạo điều kiện gia nhập, hoạt động được trong thị trường.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một câu chuyện hoàn toàn khác. Điều đó cần phải có môi trường đầu tư kinh doanh hết sức thuận lợi, từ việc chúng ta có khuôn khổ thể chế tốt, chúng ta có bộ máy thực thi tốt, chúng ta có một bộ máy công chức hết lòng vì dân, hết lòng vì doanh nghiệp với thủ tục hết sức gọn ghẽ và đơn giản tạo điều kiện.

Thứ 2, Chủ trương mở rộng không gian cho các hoạt động kinh tế mới. TS cho biết điều này được nói rất rõ trong Đề án cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Trong bối cảnh mới, chúng ta phải đổi mới các mô hình tăng trưởng thế nào, phải cơ cấu nền kinh tế ra sao ở góc độ ngành và góc độ địa phương. Tôi cho rằng đây sẽ là một điểm mà thời gian sắp tới cần có sự nỗ lực hết sức lớn của các bộ ngành địa phương và đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành những cơ sở ban đầu để chúng ta thực hành những có cơ sở kinh tế mới: kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, đề án về kinh tế số, gần đây nhất là kinh tế tuần hoàn. Trong tương lai, nếu chúng ta phát triển tốt kinh tế tuần hoàn thì thực sự sẽ là cơ hội trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên của đất nước đang ngày càng bị cạn kiệt và đứt gẫy chuỗi cung ứng.

Thứ 3; Theo đuổi và thực hiện phát triển bao trùm. Sự tham gia của phụ nữ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển xã hội cũng như vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ra sao, sẽ có giải pháp cụ thể như thế nào để hỗ trợ các đối tương này?

Cuối cùng: Vấn đề phối hợp giữa các cơ quan trong tiến trình cải cách. Đây sẽ là một vấn đề trong thời gian tới cần phải tập trung nhấn mạnh và nghiên cứu giải quyết.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải phối hợp hết sức nhuần nhuyễn theo quy định pháp luật và tạo ra sức mạnh tổng lượng để giúp các doanh nghiệp.

Nếu các cơ quan Nhà nước không có sự phối hợp tốt thì ngay từ đầu, bản thân các cơ quan doanh nghiệp sẽ không có động lực để hoạt động tốt.

TS. Trần Thị Hồng Minh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Viện trưởng CIEM: Đẩy mạnh cải cách để mở rộng không gian cho doanh nghiệp phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO