“Viên kim cương” xuất khẩu đắt giá của Việt Nam mang về hơn 33 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm: Từ Mỹ, Trung Quốc đến UAE đang chi hàng tỷ USD để nhập khẩu

Như Quỳnh | 06:28 04/10/2023

Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực luôn được Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc chi hàng tỷ USD để nhập khẩu.

“Viên kim cương” xuất khẩu đắt giá của Việt Nam mang về hơn 33 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm: Từ Mỹ, Trung Quốc đến UAE đang chi hàng tỷ USD để nhập khẩu
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2023 đã thu về hơn 5,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này thu về hơn 33,8 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng xếp thứ 2 về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 14,8% tỷ trọng, xứng danh là một trong những "viên ngọc đắt giá" tỷ USD của Việt Nam.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng chủ lực được các quốc gia khác mạnh tay chi hàng tỷ USD để nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm. Tính đến hết tháng 8, có 5 quốc gia đang ghi nhận trị giá xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt trên 1 tỷ USD lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, UAE và Áo.

Xét về thị trường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của điện thoại và linh kiện của Việt Nam với thị phần 26%. Cụ thể, trong tháng 8, Trung Quốc đã chi 1,68 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, tăng mạnh 111% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu về 8,8 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2022.

4c1.png

Mỹ xếp ở vị trí thứ 2 với tỷ trọng 17%. Cụ thể trong tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đạt kim ngạch hơn 728 triệu USD, giảm 11% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Mỹ thu về hơn 5,6 tỷ USD, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022.

Hàn Quốc xếp thứ 3 với tỷ trọng 7,16% trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam thu về từ Hàn Quốc 2,4 tỷ USD nhờ xuất khẩu điện thoại và linh kiện, giảm 37,4% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 8 thu về hơn 396 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ.

Áo là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của điện thoại và linh kiện của Việt Nam. Trong tháng 8, trị giá xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sang Áo đạt hơn 179 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với tháng 7/2023 và đạt 1,3 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 3,75% và chiếm tỷ trọng 4%.

Thị trường cuối cùng trong danh sách các nhà nhập khẩu tỷ USD trong lĩnh vực điện thoại và linh kiện gọi tên Áo. Trong tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia châu Âu thu về hơn 179 triệu USD, giảm 0,31% so với tháng 7/2023 nhưng tăng 6,85% so với tháng 8 năm 2022. Tính chung trong 8 tháng đầu năm thu về hơn 1,3 tỷ USD, tăng 3,75% và chiếm tỷ trọng 4%.

Như vậy, 5 thị trường xuất khẩu tỷ USD của mặt hàng linh kiện và điện thoại chiếm 58% tỷ trọng xuất khẩu của ngành.

Thực tế, tình hình nhu cầu giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn trước suy thoái kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của ngành sản xuất điện thoại, linh kiện tại Việt Nam khi chứng kiến kim ngạch xuất khẩu giảm ở nhiều thị trường then chốt. Theo dự báo của Counterpoint Research, nửa đầu năm 2023, thị trường điện thoại toàn cầu đã trải qua giai đoạn chịu áp lực suy thoái và nhu cầu có thể khởi sắc hơn vào những tháng cuối năm.

 

 


(0) Bình luận
“Viên kim cương” xuất khẩu đắt giá của Việt Nam mang về hơn 33 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm: Từ Mỹ, Trung Quốc đến UAE đang chi hàng tỷ USD để nhập khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO