Sáng 21/9, Thường trực Chính phủ tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Vingroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sungroup, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, REE. Một trong những đề xuất được ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup nêu là đề xuất Chính phủ tăng đào tạo, phổ cập tiếng Anh.
"Việc này không chỉ ở các trường công lập, lớp bé mà còn đào tạo cho toàn dân, để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu. Vingroup và các doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ cho giáo viên lên vùng sâu vùng xa để tăng cường", tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Nhật Vượng, trong nhiều trường hợp, giáo viên dạy tiếng Anh phải là người nước ngoài. "Phải có hỗ trợ như vậy, mạnh như thế từ vùng sâu vùng xa tới nội thành sẽ tạo thêm những "cần câu cơm" tốt hơn cho các cháu bé vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển các vùng đó trong tương lai", vị tỷ phú này cho biết thêm.
Cũng về đào tạo, Chủ tịch Vingroup đề nghị Chính phủ mở rộng hạn ngạch đào tạo sinh viên của khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn... Việc này nhằm tạo lượng lớn lao động trong ngành công nghệ - lĩnh vực có tương lai hơn nhiều so với các ngành khác trên thị trường.
Cũng liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, ông Phạm Nhật Vượng cho biết vấn đề trọng tâm là nhà ở xã hội thì Chính phú có thể cho cs chế để rút ngắn thủ tục. Hạn chế lớn nhất hiện nay đối với nhà ở xã hội là liên quan nội dung về 10% lợi nhuận. Nhà ở xã hội mang tính đóng góp không phải kinh doanh nên nếu được Chính phủ cho cơ chế chỉ định thì các công ty sẽ thực hiện nhanh hơn mạnh hơn nhiều. 2 là
Ông Phạm Nhật Vượng cũng mong muốn Chính phủ khi cho phép làm thì Chính phủ có thể chuẩn bị những thứ như: quy hoạch chung, phân khu, chi tiết, nghiệm thu đề án được làm song song, phê duyệt thì đúng quy định. Những quy định này được đưa ra có thể rút ngắn được từ 6-9 tháng cho giai đoạn chuẩn bị. Như vậy các dự án sẽ được đẩy nhanh.
Vị tỷ phú này cho biết Vingroup đang rất nỗ lực trong đăng ký 500.000 căn nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa đạt bao nhiêu vì thủ tục còn chậm. Vì vậy ông đề nghị Chính phủ cho tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là người nghèo mà là cả những người dân bình thường chưa có nhà hoặc những người chưa giàu.
"Có thể hiện người dân thì nghèo nhưng sau họ có tiền mua ô tô ,xe máy, thì nhà ở cũng phải có chỗ để xe, vui chơi cho trẻ con, tiện ích khác cho người già. Chúng ta nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội lên một chút thành nhà ở bình thường. Nếu được nữa thì cho phép đổi tên, không gọi là “Nhà ở xã hội” nữa mà là Nhà ở Chính phủ chẳng hạn, tức được Chính phủ hỗ trợ. Chúng ta xóa bỏ tâm lý cho người ở tầng lớp khác, mọi người thấy vui vẻ thoải mái. Đặc biệt, trong nhóm Nhà ở Chính phủ hoặc nhà ở xã hội, dành riêng nhóm xây nhà cho nhà cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang, công an quân đội. Tự nhiên vấn đề an sinh tốt hơn”, ông Vượng nói.