Trung Quốc phát minh ‘siêu cỗ máy’ bất bại, có khả năng xây cầu thần tốc, nâng vật nặng lên tới 1000 tấn: Người làm nhàn tênh

Thùy Bảo | 14:50 17/08/2023

Nặng tới 967 tấn, cao 9,3 mét, cỗ máy xây cầu này là minh chứng cho tầm cỡ của ngành xây dựng Trung Quốc.

Trung Quốc phát minh ‘siêu cỗ máy’ bất bại, có khả năng xây cầu thần tốc, nâng vật nặng lên tới 1000 tấn: Người làm nhàn tênh

Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về kỹ thuật xây dựng. Nước này từng gây chấn động khi xây một tòa nhà 57 tầng chỉ trong vòng 19 ngày hay 4 ngày xây xong 1 tầng nhà cho một tòa kiến trúc cao tới vài trăm mét. 

Để có được khả năng xây dựng thần tốc như vậy, Trung Quốc đã phát minh hàng loạt những cỗ máy tích hợp công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất. Một trong số đó là Kunlun - chiến thần dựng dầm cầu nặng tới 967 tấn với khả năng nâng vật nặng “khó ai bì kịp”. 

Kunlun được đưa vào sử dụng để xây dựng cầu Mai Châu - cây cầu cao tốc vượt biển đầu tiên của Trung Quốc - nối hai thành phố Hạ Môn và Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.

35244098-8913089-image-a-12_1604492019298.jpg

Hanjiang Heavy Industry - đơn vị nhà nước thuộc sở hữu của China Railway 11 Bureau Group (Hồ Bắc) nhận định cỗ máy khổng lồ Kunlun đã tiếp thêm “động lực” để ngành xây dựng đường sắt cao tốc nước này ngày một phát triển, đồng thời hiện thực hóa các tuyến đường sắt xuyên biển. 

Kunlun cao 9,3 mét và có tới 15.000 bộ phận đi kèm. Nó được phát triển và sản xuất bởi Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) - công ty xây dựng do nhà nước giám sát. 

Zhang Guangming, kỹ sư trưởng của công ty cho biết: “Trong giai đoạn thiết kế và thi công, chúng tôi đã xem xét tới các biện pháp đảm bảo an toàn để vận hành cỗ máy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như gió giật mạnh”. Được biết, cỗ máy được tích hợp bộ phận thông gió vô cùng hiện đại. 

Ngoài ra, Kunlun còn được trang bị hệ thống cảm biến laser phát hiện radar. Nó có thể hoạt động một cách chính xác trong đường hầm tối và tự động điều chỉnh sai lệch trong quá trình xây dựng. Kunlun cũng tích hợp nhiều chức năng thông minh khác. Đây là thiết bị đầu tiên có thể sử dụng để xây dầm đôi cho tuyến đường sắt cao tốc ở Trung Quốc.

“Đó là cỗ máy xây cầu hàng đầu thế giới, có khả năng nâng và vận chuyển dầm cầu nặng tới 1.000 tấn do Trung Quốc tự phát triển, thiết kế và sản xuất”, chuyên gia khẳng định. 

Theo Innovation Essence, cỗ máy xây cầu khổng lồ này có thể giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng - tiết kiệm hơn 25% thời gian và giảm 20% tổng chi phí thi công. Nó là cỗ máy đầu tiên trên thế giới có thể xử lý các dầm hộp nặng đến 1.000 tấn như vậy.

ca1b-ksmehzt2647939.jpg

Về cơ chế hoạt động, Kunlun có khả năng chở các dầm bê tông nặng trong quá trình di chuyển. Sau đó, nâng và đặt dầm bê tông này xuống giữa 2 cột trụ cầu một cách chính xác. Các dầm cầu tiếp theo sẽ được thực hiện với các bước tương tự. 

Thông thường các cỗ máy xây cầu có thể vận chuyển và lắp ráp các dầm cầu nặng khoảng 900 tấn và dài 32 mét. Nhưng Kunlun đã làm được điều hơn thế khi tăng con số này lên 1000 tấn và 40 mét. 

Việc ứng dụng thành công cỗ máy xây cầu Kunlun đã đánh dấu bước cải tiến vượt bậc về công nghệ và thiết bị phục vụ xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc. 

Ngoài ra, mặc dù cần ít nhân lực hơn so với việc xây cầu thông thường, Kunlun vẫn cần một đội ngũ giám sát toàn bộ quá trình, các nhân viên vệ sinh và bảo dưỡng các bộ phận khác nhau. Cho tới hiện tại, cỗ máy này đã thực hiện thành công một vài dự án xây dựng tại Trung Quốc. Nó được đánh giá là một trong những cỗ máy xây cầu “khủng nhất” trong ngành xây dựng thế giới.

Tham khảo Innovation Essence, China Daily, Dailymail 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Trung Quốc phát minh ‘siêu cỗ máy’ bất bại, có khả năng xây cầu thần tốc, nâng vật nặng lên tới 1000 tấn: Người làm nhàn tênh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO