Brand Finance (công ty tư vấn định giá thương hiệu thế giới) vừa công bố Top 10 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2024.
Trong đó, Viettel là thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam trong 9 năm liên tiếp, kể từ năm 2015. Mức tăng trưởng về giá trị và sức mạnh thương hiệu của Viettel chủ yếu nhờ điểm số cao ở các chỉ số như nhận diện về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, nỗ lực tiếp thị và các khía cạnh bền vững trong cộng đồng và quản trị. Đáng chú ý, Viettel đã đạt được điểm tối đa về các chỉ số về nhận diện về dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ của mình.
Sau Viettel, Vinamilk (giá trị thương hiệu giảm 11% còn 2,6 tỷ USD) và VNPT (giá trị thương hiệu giảm 3% còn 2,6 tỷ USD) thuộc top 3 thương hiệu giá trị nhất bảng xếp hạng.
Thay đổi nổi bật trong Top 10 năm nay là “tân binh” VPBank với 1,4 tỷ USD, “thế chỗ” PetroVietnam. Đáng chú ý, trong số 10 doanh nghiệp thương hiệu mạnh có đến 6 thương hiệu nhà băng.
Báo cáo từ Brand Finance cũng nhấn mạnh các thương hiệu ngân hàng ghi nhận tổng mức tăng trưởng giá trị thương hiệu là 10% đạt 13,8 tỷ USD. Trong 17 trong số 20 thương hiệu ngân hàng được liệt kê trong bảng xếp hạng đều ghi nhận giá trị thương hiệu tăng. Vietcombank dẫn đầu thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam với giá trị thương hiệu tăng 7% đạt 2 tỷ USD. VIB công bố mức tăng giá trị thương hiệu cao nhất với mức tăng trưởng 51% đạt 273 triệu USD.
Xét về mức độ tăng trưởng, thương hiệu mạnh nhất trong bảng xếp hạng năm nay là Vinpearl (giá trị thương hiệu tăng 34% đạt 230 triệu USD), tiếp theo là Viettel và Vietcombank. Vinpearl và Vietcombank đã hoán đổi vị trí trên bảng xếp hạng các thương hiệu mạnh nhất của quốc gia trong số 100 thương hiệu có giá trị nhất.
Trong đó, Viettel đã tăng ba bậc từ thương hiệu mạnh thứ năm vào năm ngoái, vượt qua MB (giá trị thương hiệu tăng 6% lên 853 triệu USD) trở thành thương hiệu mạnh thứ hai vào 2023.
Alex Haigh, Giám đốc điều hành của Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ: "Nghiên cứu từ Brand Finance cho thấy một phần đáng kể các thương hiệu Việt Nam từ lĩnh vực thực phẩm và ngân hàng thể hiện sự kiên cường trong tình hình nhu cầu thị trường khó khăn, ghi nhận sự cải thiện về giá trị thương hiệu. Mức tăng giá trị thương hiệu lớn nhất trong số các thương hiệu thực phẩm Việt Nam là của thương hiệu nước sốt Chin-Su là rất đáng khen ngợi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh sự cần thiết của chiến lược duy trì sức mạnh thương hiệu".
Brand Finance cũng sử dụng nghiên cứu Giám sát tài sản thương hiệu toàn cầu (GBEM) để biên soạn Chỉ số nhận thức bền vững. Nghiên cứu xác định vai trò của cam kết bền vững trong việc thúc đẩy sự cân nhắc thương hiệu ở các lĩnh vực và cung cấp cái nhìn sâu sắc về thương hiệu nào mà người tiêu dùng toàn cầu tin là cam kết mạnh mẽ với bền vững.
Đối với các thương hiệu, chỉ số hiển thị tỷ lệ giá trị thương hiệu về nhận thức bền vững. Giá trị nhận thức bền vững này là giá trị tài chính phụ thuộc vào danh tiếng của thương hiệu trong hoạt động bền vững. Từ đây, nghiên cứu nhận thức tính bền vững của Brand Finance được phân tích cùng với dữ liệu hoạt động bền vững về môi trường, xã hội và quản trị của CSRHub để xác định 'giá trị khoảng cách' của thương hiệu. Đây là giá trị rủi ro hoặc sẽ đạt được, phát sinh từ sự khác biệt giữa nhận thức cam kết bền vững và kết quả thực tế.
Ngoài ra, Chỉ số nhận thức bền vững năm 2024 cho thấy, trong số các thương hiệu trong bảng xếp hạng Viettel có giá trị nhận thức bền vững cao nhất là 756 triệu USD.
Được biết, hàng năm Brand Finance đều đánh giá 6.000 thương hiệu lớn nhất và công bố hơn 100 báo cáo, xếp hạng thương hiệu trên tất cả các lĩnh vực và quốc gia. 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam được đưa vào báo cáo Brand Finance Vietnam 100 2024.
Giá trị thương hiệu được hiểu là lợi ích kinh tế ròng mà chủ sở hữu thương hiệu sẽ đạt được bằng cách cấp phép sử dụng thương hiệu trên thị trường. Sức mạnh thương hiệu là hiệu quả của một thương hiệu đối với tiêu chí đo lường vô hình so với các đối thủ cạnh tranh.