Hai mặt hàng cà phê đồng loạt tăng trong tuần qua, trong đó Arabica tăng mạnh gần 12% với 5/5 phiên trong tuần đều đóng cửa trong sắc xanh trước lo ngại nguồn cung sụt giảm mạnh do thời tiết có xu hướng tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của cà phê niên vụ 22/23 tại Brazil.
Trong 3 phiên đầu tuần, giá Arabica bật tăng mạnh trước lo ngại nguồn cung niên vụ 22/23 sụt giảm mạnh tại Brazil do ảnh hưởng từ thời tiết khô hạn kéo dài và đợt không khí lạnh được dự đoán xuất hiện vào cuối tháng.
Sau đó, đà tăng đã được điều chỉnh chững lại do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ vào 2 phiên cuối tuần.
Bên cạnh đó, đồng Real tăng giá trong tuần qua cũng là nhân tố kìm chế lực bán từ phía nông dân Brazil và hỗ trợ đà tăng của giá.
Đối với Robusta, mặt hàng này cũng ghi nhận 3/5 phiên đầu tuần tăng giá trước những lo ngại về nguồn cung tại Brazil và tồn kho có xu hướng cạn kiệt tại Việt Nam trước khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.
Tuy vậy, lực bán dần chiếm lại ưu thế trong 2 phiên cuối tuần do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ, kéo đà tăng của cả tuần chững lại còn hơn 2%.
Bông nối dài chuỗi 3 phiên giá tăng liên tiếp do những lo ngại về nguồn cung vẫn còn rình rập tại Mỹ khi báo cáo Tiến độ Mùa vụ vào đầu tuần cho thấy chất lượng mùa vụ đang ở mức thấp nhất cùng kỳ 05 gần đây, khi tỷ lệ tốt – tuyệt vời chỉ đạt 31%.
Thêm vào đó, Pakistan, quốc gia có sản lượng bông lớn thứ 05 thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, dự kiến sẽ làm sản lượng bông nước này sụt giảm mạnh, từ đó thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu và hỗ trợ giá.
Cùng chung xu hướng tăng với cà phê và bông, đường trong tuần qua cũng ghi nhận mức tăng hơn 2% lên mốc 18,47 cents/pound.
Nguyên nhân chính lý giải cho sự khởi sắc này đến từ lo ngại nguồn cung niên vụ 22/23 trên toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh khi 2 nhà cung cấp đường hàng đầu thế giới là Brazil và Ấn Độ đồng loạt dự đoán giảm.
Cụ thể, Brazil, nhà cung cấp số 1 thế giới dự đoán sản lượng đường năm tới của họ sẽ giảm khoảng 6,4 triệu tấn do sản lượng mía đường suy yếu, Ấn Độ cũng đưa ra dự đoán xuất khẩu đường niên vụ tới sẽ giảm gần 30% do tồn kho đầu kỳ thấp và sự khuyến khích sản xuất ethanol.
Dầu cọ thô hợp đồng tháng 11 ghi nhận mức hồi phục 1,93% lên mốc 4172 MYR/tấn.
Trong khi các số liệu khảo sát về xuất khẩu dầu cọ thô của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 08 trái chiều giữa các công ty khảo sát độc lập, việc Bộ trưởng Thương mại Indonesia thông báo, Ấn Độ cam kết nhập khẩu 2,6 triệu tấn dầu cọ với tổng giá trị 3,16 tỷ USD, được cho là nguyên nhân chính giúp mặt hàng này trở lại sắc xanh.
Ở hướng ngược lại, cao su là mặt hàng duy nhất trong nhóm nguyên liệu công nghiệp mang sắc đỏ trong tuần qua.
Cao su RSS3 hợp đồng tháng 1 và Cao su TSR20 hợp đồng tháng 11 giảm lần lượt 0,27% và 1,40% về mốc 225,4 YPY/kg và 141,2 cents/kg.
Nguyên nhân lý giải cho điều này đến từ việc khi trường chứng khoán Châu Á suy thoái do hoạt động của các nhà máy tại Nhật Bản vào tháng 08 tăng trưởng chậm nhất trong 19 tháng gần đây, trước bối cảnh chi phí nguyên liệu và năng lượng gia tăng cùng lo ngại suy thoái kinh tế, điều này đã làm dấy lên lo ngại sụt giảm nhu cầu tiêu thụ nói chung và nhu cầu cao su nói riêng.