Dầu giảm 1% do Mỹ không vội bổ sung dự trữ chiến lược
Giá dầu đóng cửa giảm 1%, đảo lại chiều tăng ban đầu sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết việc bổ sung Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của nước này phải mất vài năm.
Các bình luận của ông Granholm làm dấy lên lo ngại về dư thừa nguồn cung, đặc biệt là khi Bộ Năng lượng có kế hoạch giải phóng thêm 26 triệu thùng là một phần nhiệm vụ của Quốc hội.
Chốt phiên 23/3, dầu thô Brent giảm 78 US cent hay 1% xuống 75,91 USD/thùng. Dầu WTI giảm 94 US cent hay 1,3% xuống 69,96 USD/thùng.
Các loại dầu này đã tăng khoảng 1% trước khi Granholm phát biểu, củng cố bởi USD giảm và giá xăng tăng.
Chỉ số USD giao dịch ở mức thấp nhất kể từ ngày 3/2, một ngày sau khi Fed hàm ý có thể dừng tăng lãi suất.
Cũng hỗ trợ giá dầu, xăng RBOB cao nhất 10 ngày sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ sản phẩm này trong tuần trước giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2021.
Nhu cầu xăng tăng sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu sử dụng thêm dầu để sản xuất nhiên liệu.
Goldman Sachs cho biết nhu cầu các hàng hóa đang tăng vọt tại Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, với nhu cầu dầu vượt 16 triệu thùng/ngày. Ngân hàng này dự báo dầu Brent sẽ đạt 97 USD/thùng trong quý 2/2024.
Vàng tăng do Fed hàm ý dừng tăng lãi suất
Giá vàng tiếp tục tăng phiên thứ hai liên tiếp, bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ báo hiệu kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ có thể xảy ra.
Vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.993,09 USD/ounce, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 đóng cửa tăng 2,4% lên 1.995,9 USD/ounce.
Fed đã nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm nhưng nhấn mạnh rằng có thể kết thúc việc tăng lãi suất.
Giá vàng đã đạt cao nhất một năm trong phiên đầu tuần vượt mốc quan trọng 2.000 USD do nhu cầu trú ẩn an toàn. Triển vọng vẫn tích cực nếu Fed dừng tăng lãi suất hay khủng hoảng ngân hàng xảy ra.
Ngân hàng Goldman Sachs đã nâng mục tiêu giá vàng trong 12 tháng lên 2.050 USD/ounce từ 1.950 USD/ounce.
Đồng cao nhất 3 tuần do USD giảm và hy vọng về nhu cầu
Giá đồng tăng lên mức cao nhất 3 tuần bởi USD suy yếu khi các nhà đầu tư đặt cược Fed dừng tăng lãi suất và nhu cầu mạnh lên từ Trung Quốc.
Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,7% lên 9.037,5 USD/tấn, trước đó đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 2/3 tại 9.047,5 USD/tấn.
Nhu cầu mạnh theo mùa được củng cố bởi dự đoán phục hồi kinh tế sau đại dịch ở Trung Quốc, nơi chiếm một nửa nhu cầu đồng toàn cầu ước tính khoảng 25 triệu tấn trong năm nay.
Cũng hỗ trợ cho đồng là lo lắng về nguồn cung của sàn LME. Điều này xảy ra với đồng giao ngay cao hơn so với đồng giao sau 3 tháng 6,5 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 1.
Quặng sắt Singapore đảo chiều
Giá quặng sắt Singapore đảo chiều do nhu cầu thép yếu hơn nhiều so với dự kiến.
Quặng sắt giao tháng 4 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,72% xuống 119,4 USD/tấn.
Tại sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên hợp đồng kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 2,01% xuống 854 CNY (125,25 USD)/tấn, tiếp tục mất giá phiên thứ 4 liên tiếp và thấp nhất kể từ ngày 14/2.
Nhu cầu sản phẩm thép xây dựng gồm thép cây và thép cuộn giảm 6,1% so với tuần trước xuống 4,53 triệu tấn tính tới ngày 23/3, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Giá của nguyên liệu thô sản xuất thép khác như than luyện cốc và than cốc cũng suy yếu. Tại Thượng Hải thép cây giảm 2,02% xuống 4.070 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,42%, thép cuộn giảm 1,42% và thép không gỉ giảm 0,98%.
Cao su Nhật Bản giảm
Giá cao su Nhật Bản giảm do đồng JPY mạnh lên và giá dầu đang giảm, trong khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho sự biến động hơn sau khi Chủ tịch Fed ông Jerome Powell cho biết căng thẳng ngành ngân hàng có thể gây khủng hoảng tín dụng.
Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 0,3 JPY hay 0,2% xuống 204,1 JPY (1,56 USD)/kg.
Tại sàn giao dịch Thượng Hải hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm 15 CNY xuống 11.675 CNY (1.711,43 USD)/tấn.
Khảo sát của Reuters cho thấy các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản vẫn bi quan về tình trạng kinh doanh tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 3, phản ánh lo lắng về tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại có thể ảnh hưởng tới động lực xuất khẩu của nước này.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục giảm trong tuần này sau khi nhu cầu chậm chạp do khách hàng dự đoán giá giảm hơn nữa nên hoãn mua, trong khi các thương nhân Việt Nam hy vọng giá cả cạnh tranh hơn và nguồn cung ngày càng tăng sẽ thu hút thêm đơn hàng từ những khách hàng lớn.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm được chào bán ở mức 380 – 385 USD/tấn, thấp nhất kể từ giữa tháng 1, giảm từ 382 – 387 USD/tấn một tuần trước.
Một nhà xuất khẩu tại Kakinada thuộc bang miền nam Andhra Pradesh cho biết giá điều chỉnh khoảng 20 USD/tấn trong tháng này và tất cả các mặt hàng nông sản đã giảm trong vài ngày qua.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm không đổi ở mức 450 USD/tấn trong tuần này.
Một thương nhân tại tỉnh An Giang cho biết hoạt động giao dịch chắc chắn sẽ phục hồi trong vài tháng tới do nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch hiện nay và nhu cầu từ các khách hàng truyền thống gồm Trung Quốc và Philippines, ngoài ra vụ thu hoạch đông xuân sẽ kết thúc vào cuối tháng 3.
Một người khác ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá gạo Việt Nam sẽ thấp hơn so với gạo Thái Lan, vì thế một số khách hàng đã chuyển sang Việt Nam.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng lên 465 USD/ấn so với 455 USD/tấn một tuần trước. Đồng nội tệ của nước này mạnh lên khiến giá xuất khẩu đắt hơn khi tính theo USD.
Đường thoái lui
Đường trắng kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 6,1 USD hay 1% xuống 597,8 USD/tấn sau khi thiết lập mức cao nhất 6 tháng tại 608,1 USD/tấn.
Các đại lý cho biết bức tranh cơ bản vẫn thiên về tăng giá hơn là giảm giá với nhiều câu hỏi về sản xuất từ các nhà sản xuất lớn Ấn Độ và Thái Lan chưa được trả lời.
Mặc dù vậy, tập đoàn kinh doanh Czarnikow cho biết họ dự kiến sản lượng đường tại Brazil sẽ là 37,6 triệu tấn trong mùa vụ này, cao thứ hai trong kỷ lục.
Đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,25 US cent hay 1,2% xuống 20,89 US cent/lb.
Cà phê trái chiều
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 12 USD hay 0,6% lên 2.124 USD/tấn, giá đã xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng trong ngày đầu tuần.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 3,7 US cent hay 2,1% xuống 1,743 USD/lb sau khi giảm xuống 1,739 USD/lb, mức thấp nhất kể từ ngày 9/2.
Giao dịch cà phê tại Việt Nam là thấp trong tuần qua bởi dự trữ thấp, trong khi Indonesia nghỉ lễ.
Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê nhân xô ở mức 46.000 – 48.500 đồng (1,96 – 2,07 USD)/kg, so với tuần trước 46.300 – 47.400 đồng.
Một thương nhân cho biết trên thị trường không có nhiều giao dịch. Rất khó khăn để mua hiện hay khi cả Indonesia và Việt Nam không còn nhiều cà phê.
Nông dân đã bán hầu hết lượng cà phê của họ và hạn chế bán phần còn lại.
Thương nhân tại Việt Nam chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 10 – 20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London. Mức trừ lùi một tuần trước là 0 – 20 USD/tấn.
Ngô, lúa mì đảo chiều đóng cửa giảm
Giá ngô Chicago đảo chiều tăng ban đầu đóng cửa giảm, giá đã lên mức cao nhất kể từ tháng 2 bởi nhu cầu từ Trung Quốc. Lúa mì đóng cửa giảm, áp lực bởi số liệu xuất khẩu thất vọng. Đậu tương kết thúc phiên cũng giảm.
Ngô CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 1-3/4 US cent xuống 6,31-3/4 USD/bushel. Hợp đồng được giao dịch nhiều nhất này đã đạt 6,44 USD/bushel trong phiên này, cao nhất kể từ ngày 28/2 do nhu cầu bền vững từ Trung Quốc.
Trung Quốc mua thêm 123.000 tấn ngô của Mỹ, đưa tổng lượng xuất khẩu sang nước này đạt hơn 2,5 triệu tấn.
Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 29 US cent xuống 14,19-1/2 USD/bushel sau khi giảm xuống 14,15-1/4 USD, thấp nhất kể từ ngày 18/11/2022.
Lúa mì mềm đỏ vụ đông giảm 1-1/2 US cent xuống 6,62 USD/bushel.
- Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 24/03: