Dầu tăng do căng thẳng địa chính trị
Giá dầu tăng nhẹ vào thứ Ba khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và Đông Âu tiếp diễn, nhưng mức tăng bị hạn chế do các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sắp cắt giảm lãi suất.
Hợp đồng dầu Brent kết thúc phiên tăng 77 US cent, tương đương 0,94%, lên 82,77 USD/thùng. Dầu Tây Texas của Mỹ (WTI) tăng 95 cent, tương đương 1,24%, lên 77,87 USD/thùng.
Theo một số nguồn tin cho biết, Mỹ bác bỏ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Trong khi đó, những lo ngại về sự leo thang hơn nữa của cuộc chiến ở Trung Đông cũng làm dấy lên lo ngại về triển vọng nguồn cung dầu.
Dữ liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô tại nước này tăng 8,52 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 9 tháng 2, trong khi tồn kho xăng giảm 7,23 triệu thùng và tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 4,02 triệu thùng.
OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về mức tăng trưởng tương đối mạnh về nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 và 2025, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho cả hai năm. Nhóm sản xuất và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC+, vào tháng 3 tới sẽ quyết định xem có nên gia hạn cắt giảm sản lượng dầu hay không.
Khí đốt thấp nhất 3,5 năm
Giá khí tự nhiên kỳ hạn trên thị trường Mỹ giảm khoảng 5% vào thứ Ba xuống mức thấp mới 3 năm rưỡi do sản lượng gần kỷ lục, lượng nhiên liệu dồi dào trong kho và dự báo thời tiết vào tuần tới ấm hơn và nhu cầu sưởi ấm ít hơn so với dự kiến trước đó.
Các nhà phân tích ước tính lượng khí tồn kho hiện cao hơn khoảng 15% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 3 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 7,9 US cent, tương đương 4,5%, xuống mức 1,689 USD/mmBtu, là ngày thứ hai liên tiếp đóng cửa ở thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2020. Tính chung trong 6 phiên gần đây, giá đẫ giảm khoảng 19%.
Vàng giảm xuống dưới 2.000 USD/oz lần đầu tiên sau hai tháng
Giá vàng giảm qua mức quan trọng 2.000 USD/ounce xuống thấp nhất trong hai tháng do báo cáo lạm phát của Mỹ mạnh hơn dự kiến đã làm giảm triển vọng cắt giảm lãi suất sớm từ Cục Dự trữ Liên bang.
Vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 1,3% xuống 1.993,29 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 13 tháng 12. Hợp đồng vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 1,3% xuống còn 2007,2 USD.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 1 tăng nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh chi phí nhà ở và chăm sóc sức khỏe tăng.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ đợi đến tháng 6 trước khi cắt giảm lãi suất. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi.
Sau dữ liệu lạm phát, đồng USD đã tăng 0,7% lên mức cao nhất trong ba tháng so với các đối thủ của nó, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng tăng.
Đồng tăng
Giá đồng tăng vào thứ Ba do đồng đô la mạnh lên sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 3.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) kết thúc phiên tăng 0,1% lên 8.244 USD/tấn.
Giá đồng đã giảm 4% trong tháng này do lo ngại về nhu cầu từ nước tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và lĩnh vực bất động sản nói riêng, mặc dù hoạt động trầm lắng trong tuần này do Trung Quốc ăn mừng Tết Nguyên đán.
Tồn kho đồng trong các kho đăng ký với sàn LME đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9 sau khi xuất đi 850 tấn.
Ca cao trở lại gần mức cao kỷ lục
Giá ca cao kỳ hạn trên sàn giao dịch ICE đã tăng trở lại vào thứ Ba. Hợp đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn London tăng 91 bảng Anh, tương đương 2%, lên 4.701 bảng/tấn.
Các nhà xuất khẩu ước tính lượng ca cao đến các cảng ở nước trồng hàng đầu Bờ Biển Ngà từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 11 tháng 2 đã giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cacao kỳ hạn tháng 5 tại New York tăng 1,2% lên 5.652 USD/tấn.
Cao su cao nhất 1 tuần
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong một tuần vào thứ Ba nhờ chỉ số Nikkei hoạt động tốt và đồng Yên yếu đi. Giá dầu tăng cũng hỗ trợ cao su mạnh lên.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa tăng 5,2 yên, tương đương 1,87%, lên 283,2 yên (1,89 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 7 tháng 2.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa tăng 2,89%, lên mức 38.010, không xa mức cao kỷ lục 38.957 mà chỉ số chuẩn đạt được vào ngày 29 tháng 12 năm 1989.
Hợp đồng cao su giao tháng 3 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore được giao dịch lần cuối ở mức 152,50 US cent/kg, tăng 0,53%.
Thị trường tài chính Trung Quốc đại lục đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán và sẽ hoạt động trở lại vào thứ Hai, ngày 19/2, khiến giao dịch ở châu Á trầm lắng.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 giảm 3,1 cent, tương đương 1,6%, lên 1,8805 USD/lb.
Các đại lý cho biết tồn kho cà phê arabica tại các sàn được ICE chứng nhận đã tăng lên mức cao, có thể gây áp lực lên giá.
Tuy nhiên, họ lưu ý rằng đã xuất hiện những lo ngại về sự chậm trễ trong việc dỡ container tại cảng Antwerp.
Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 0,9% xuống 3.163 USD/tấn.
Đậu tương giảm, ngô tăng nhẹ
Giá ngô kỳ hạn trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) tăng nhẹ vào thứ Ba do giao dịch kỹ thuật, nhưng vẫn dao động gần mức thấp nhất trong ba năm do nguồn cung dồi dào trên toàn cầu, triển vọng mùa ngô Nam Mỹ cải thiện và cạnh tranh xuất khẩu gay gắt.
Giá đậu tương giảm do thời tiết cải thiện ở Nam Mỹ làm giảm bớt một số lo ngại về thị trường đậu tương.
Giá lúa mì kỳ hạn kết thúc phiên không không thay đổi trong bối cảnh tiếp tục chịu áp lực bởi giá ngũ cốc Nga giảm.
Kết thúc phiên, giá đậu tương giảm 6-3/4 cent xuống 11,86-1/4 USD/bushel, trong khi ngô tăng 1/4 cent lên 4,30-3/4 USD/bushel và lúa mì vững ở 5,97-1/2 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 14/2: