Thay đổi từ những thói quen đơn giản nhất, hai cô gái tiết kiệm được thêm 8 triệu đồng/tháng

Nguyệt | 17:52 01/04/2024

Tiết kiệm tiền sẽ vô cùng khó khăn, nếu bạn chưa từng bắt tay biến chúng thành hiện thực.

Thay đổi từ những thói quen đơn giản nhất, hai cô gái tiết kiệm được thêm 8 triệu đồng/tháng

Nếu còn đang than thở “chưa cuối tháng đã hết tiền" thì bạn hãy thử tham khảo phương pháp chi tiêu của những cô nàng dưới đây. Nhờ thay đổi nhiều thói quen tiêu dùng, họ đã tiết kiệm được ít nhất 50% lương, nhờ đó có tiền dành dụm cho các dự định trong tương lai.

Công thức chi tiêu nào để tiết kiệm 8-9 triệu đồng/tháng?

Phương Linh (SN 2002) đang làm chuyên viên khách hàng cá nhân tại một ngân hàng ở TP.HCM. Cô bạn đang có mức lương khoảng 16 triệu đồng từ công việc văn phòng, đồng thời nhận thêm 1-2 triệu đồng từ công việc tay trái là admin fanpage và editor. Với thu nhập này, Linh có thể tiết kiệm một con số đáng nể, đó là 50% lương.

f579f2f5e78be5353d6d1e448b5c592e.jpeg
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, lương tháng 16 triệu đồng được Linh phân bổ như sau:

 - Tiền tiết kiệm: 8 triệu đồng.

- Tiền ăn uống: 4,5 triệu đồng.

Vì không giỏi nấu nướng nên Linh thường ăn ngoài, chi phí cho một bữa ăn dao động từ 30 ngàn - 40 ngàn đồng/bữa. Bên cạnh đó, cô bạn cũng thỉnh thoảng dành tiền mua trà sữa và ra quán cafe để làm việc.

- Tiền mua quần áo, mỹ phẩm và mặt hàng tiêu dùng (nước giặt, nước xả, dầu gội…): 1 triệu đồng.

Linh còn gọi đây là khoản chi tiêu săn sale, bởi cô thường mua hàng hoá vào các dịp sale của sàn thương mại điện tử, giữa tháng hoặc cuối tháng nên sẽ được mức giá rẻ và có thêm nhiều quà tặng. Trong khoản chi tiêu này, Linh dành khoảng 30% để mua quần áo, 30% dành cho mỹ phẩm và 40% dành cho hàng tiêu dùng. Do sử dụng tiết kiệm nên khoảng 2-3 tháng, cô mới cần thay mới mỹ phẩm, quần áo hay mặt hàng tiêu dùng.

- Tiền dự phòng: 1 triệu đồng.

Đây là khoản tiền cô bạn dành cho việc sửa xe, tham gia tiệc tùng, mua quà tặng sinh nhật. Với tính chất công việc của mình, Linh được nhận phụ cấp 500 ngàn đồng tiền điện thoại và 1 triệu đồng tiền di chuyển. Do đó, khoản tiền xăng xe và phí điện thoại không quá tốn kém.

- Chi phí thuê trọ (đã bao gồm tiền điện, nước và các phí dịch vụ khác): 1,5 triệu đồng.

Hiện Linh đang thuê căn phòng có gác xép (giá thuê 4 triệu đồng/2 người), diện tích 8m2 cùng với một người bạn. Cô bạn chọn thuê phòng có đầy đủ nội thất cơ bản như ghế, tủ quần áo, tủ lạnh và nệm ngủ được đặt trên gác xép.

photo-3-17117897553961298822054.jpeg
photo-4-17117897566701115559935.jpeg
Căn phòng có giá thuê 4 triệu đồng/2 người mà Linh đang thuê

Bên cạnh bắt bản thân chia nhỏ nguồn thu nhập hàng tháng, một phương pháp khiến Linh có thể để dành nhiều tiền tiết kiệm đó là chi tiêu thông minh.

Cô bạn cho hay: “Mình hay chờ vào những đợt sale lớn, coi phiên livestream độc quyền để có deal tốt. Tuy nhiên, mình cũng tạo cho bản thân thói quen chỉ vào các sàn thương mại điện tử vào đợt sale và mua những thứ cần thiết. Bên cạnh đó, hiện nay có một số dòng thẻ ghi nợ quốc tế có chính sách hoàn tiền thì mình thường thanh toán bằng thẻ và tiết kiệm được thêm 5-10% giá trị đơn hàng.”

Một trường khác, Ngân Hà (26 tuổi, Hà Nội) đang làm nhân viên văn phòng với mức lương 15 - 16 triệu đồng/tháng. Hàng tháng, Ngân Hà trích một phần từ tiền lương vào thẳng tài khoản tiết kiệm là 9 triệu đồng. 

Số tiền còn lại khoảng 6-7 triệu đồng được cô bạn phân bổ như sau: 2,6 triệu đồng tiền thuê nhà; 2,5 triệu đồng tiền ăn 3 bữa (tự nấu tại nhà), thỉnh thoảng có mua đồ ăn sáng bên ngoài; 500 ngàn đồng tiền xăng xe; 500 ngàn đồng tiền mua đồ ăn nước uống cùng đồng nghiệp; 500 ngàn đồng chi phí phát sinh; 500 ngàn - 1 triệu đồng để mua quần áo và mỹ phẩm.

Với Ngân Hà, cất được hơn nửa lương từ mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng không phải là chuyện dễ dàng. Thực tế, cô bạn luôn phải ép bản thân tuân theo nhiều nguyên tắc tài chính nghiêm ngặt. Tháng nào nếu muốn đi ăn ngoài, hay mua sắm món đồ yêu thích thì khoản tiết kiệm là 9 triệu đồng/tháng có thể bay sạch.

f571728e13514dc4212975a8a7662110.jpeg
Ảnh minh hoạ

Dưới đây là một số bí quyết tiết kiệm tiền của Ngân Hà:

- Nấu ăn tại nhà

Đầu tuần, Ngân Hà đi chợ mua rau ăn cả tuần để có chi phí rẻ và mang về sơ chế luôn. Vào thứ hai hoặc giữa tuần, cô bạn ra cửa hàng tạp hóa mua tôm, cá và thịt vì thời điểm này có nhiều chương trình giảm giá. Nếu tối rảnh thì cô có thể ghé ngang siêu thị để săn thực phẩm giá rẻ.

 Giảm chi phí ăn uống

Ngân Hà nhận định bản thân ít ăn vặt và thích tự nấu tại nhà. Từ khi theo đuổi lối sống tiết kiệm, vòng quan hệ bạn bè của Ngân Hà cũng giảm dần đi. Bởi lẽ một phần cô bạn không muốn tốn thêm chi phí ăn uống, đi chơi để kết giao mối quan hệ mới, một phần Ngân Hà hướng đến việc dành tiền cho những bạn bè chất lượng.

- Duy trì sức khỏe tốt nhờ ăn uống lành mạnh

“Trộm vía sức khỏe của mình mấy năm nay khá tốt, ít bệnh do tự nấu nướng tại nhà và ngủ nghỉ đúng giờ.

Ngoài ra, do mình tự nấu ăn, không ra nắng nhiều nên khá tự hào với ngoại hình và làn da hiện tại của bản thân. Có lẽ do mình ăn uống khoa học, giảm bớt gia vị thì làn da sẽ tươi trẻ hơn. Hiện tại, mình chỉ dùng kem chống nắng, serum, chì kẻ máy, bôi ít son và nước tẩy trang. Như vậy, số tiền dành cho mỹ phẩm của mình sẽ không quá lớn. Ngoài ra, do tính mình không thích ra ngoài nhiều, ưu tiên tập trung cho bản thân nên không cần đầu tư quá nhiều về ngoại hình”, Ngân Hà cho biết.

c6f2e309faaa35510d8c6df1082e98ee.jpeg
Ảnh minh hoạ

“Càng lớn tuổi càng hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm tiền"

Đó là nhận định của Ngân Hà sau hơn một năm theo đuổi lối sống tiết kiệm. Cô bạn cho biết thêm, khoản tích luỹ sẽ được Ngân Hàng dùng để đầu tư mua đất nền hay lập gia đình sau này.

Còn về phía Phương Linh, cô tâm sự khi còn là sinh viên, cô còn chưa để ý quá nhiều đến chuyện tích tiền cho tương lai. Tuy nhiên, một biến cố mà gia đình gặp phải trong dịch Covid-19 vào cuối năm 2021 đã thay đổi suy nghĩ của Linh, khiến cô trân trọng hơn giá trị của quỹ tiết kiệm.

“Mình đã chứng kiến mọi áp lực tài chính trong gia đình (bao gồm khoản lãi vay ngân hàng để sửa chữa nhà và những khoản chi tiêu phục vụ đời sống khác). Mình nhận ra, nếu không nhờ những khoản tiết kiệm trước đó của ba mẹ, cộng thêm khoản thu nhập nhờ vào việc bán đồ ăn, thức uống và bánh ngọt của mẹ trong mùa dịch, sẽ thật khó để gia đình mình có thể trang trải vào giai đoạn ấy”, Phương Linh nhớ lại.

Cô bạn cho biết thêm, hiện nay với mức lương 16 triệu đồng thì dù đã muốn mua nhà, mua xe nhưng cô cho rằng đó là mục tiêu còn xa vời. Do đó, “KPI" tài chính gần nhất của Phương Linh là những thứ dễ thực hiện hơn, gồm 1-2 năm tới sẽ mua đồ gia dụng thông minh (robot hút bụi, máy lọc không khí, máy rửa chén,…) cho ba; góp vốn cho tiệm bánh và tiệm nguyên liệu, mua phụ kiện làm bánh cho tiệm của mẹ; chuẩn bị tiền tiết kiệm để học bằng MBA. 

photo-1-1711789752535623167693.jpeg


(0) Bình luận
Thay đổi từ những thói quen đơn giản nhất, hai cô gái tiết kiệm được thêm 8 triệu đồng/tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO