Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc
Ngày 10/01/2025, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB) đã có quyết định thông qua việc miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc ngân hàng.
Trong đó, Eximbank miễn nhiệm chức vụ Phó TGĐ đối với ông Phạm Đăng Khoa theo Đơn từ nhiệm đề ngày 30/12/2024 vì lý do cá nhân. Đồng thời, Eximbank miễn nhiệm chức vụ Phó TGDD đối với bà Lê Thị Mai Loan. Cả 2 quyết định có hiệu lực từ ngày 10/1/2025.
Sau khi 2 PGĐ trên từ nhiệm, Ban Điều hành Eximbank chỉ còn 5 thành viên. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Hải đang là Quyền Tổng Giám đốc. Ông Hải được bổ nhiệm vị trí này hồi tháng 10/2023 và được tái bổ nhiệm từ ngày 3/10/2024.
4 Phó Tổng Giám đốc còn lại gồm: ông Nguyễn Hướng Minh, ông Đào Hồng Châu, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, ông Lã Quang Trung.
Xem thêm tại đây
Ngân hàng khuyến nghị người dùng gỡ ngay ứng dụng này!
Vừa qua, công ty McAfee - tổ chức phần mềm an ninh toàn cầu của Mỹ đã công bố phát hiện về một ứng dụng có tên là BMI CalculationVsn dùng để tính chỉ số cơ thể có chứa mã độc, cho phép ghi lại màn hình và truy cập danh sách ứng dụng của người dùng.
Theo McAfee, ứng dụng này được thiết kế với mục đích giả là giúp người dùng đánh giá chỉ số cơ thể có ở mức độ phù hợp hay không. Ứng dụng được hoạt động với các tính năng thông thường về đánh giá chỉ số cơ thể. Tuy nhiên, khi người dùng bấm vào nút “Calculate”, ứng dụng ngay lập tức yêu cầu quyền ghi lại màn hình. Đánh vào tâm ký của nhiều người dùng muốn nhận kết quả nhanh mà không muốn bị phiền hà, sẵn sàng chấp chấp nhận quyền truy cập để tiết kiệm thời gian. Sau khi người dùng đồng ý, ứng dụng sẽ bắt đầu ghi lại màn hình và lưu lại tất cả thao tác. Hành động này có nguy cơ làm lộ thông tin cá nhân, mật khẩu, mã xác thực hai yếu tố (2FA) hoặc các tin nhắn quan trọng.
Điểm đặc biệt, ứng dụng này còn đọc được tin nhắn SMS, tạo điều kiện cho tin tặc lợi dụng để đánh cắp mã 2FA, đặc biệt được dùng trong các dịch vụ tài chính hoặc tài khoản mạng xã hội, …
Để đảm bảo an toàn giao dịch, các thông tin bảo mật, ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) khuyến nghị khách hàng kiểm tra lại thiết bị, gỡ ngay ứng dụng độc hại hoặc có nguy cơ tiềm ẩn cao đã được cảnh báo.
Xem thêm tại đây
Thanh tra NHNN chỉ ra loạt tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động tại Vietinbank (CTG)
Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN kết luận bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank; HoSE: CTG) còn để xảy ra một số nội dung tồn tại, hạn chế sau:
Về hoạt động cho vay, bảo lãnh, L/C; Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; Việc xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Về hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Về hoạt động ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ để đảm bảo cho các khoản thanh toán khác. Về hoạt động quản lý ngoại hối. Việc thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Về hoạt động phòng, chống rửa tiền. Về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ tín dụng, việc cung ứng dịch vụ thanh toán. Về thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và kết quả chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra theo quy định của pháp luật. Về hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.
Xem thêm tại đây
Các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng thế nào khi Thông tư 02 hết hiệu lực?
Bắt đầu từ tháng 01/2025, các ngân hàng sẽ không còn được phép áp dụng các điều khoản của chính sách đặc biệt (Thông tư 02), được triển khai từ tháng 5/2023 để cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, sau khi thông tư này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024.
Theo VIS Rating, sau khi Thông tư 02 hết hiệu lực, các ngân hàng sẽ phải ghi nhận toàn bộ chi phí tín dụng cho các khoản nợ tái cơ cấu. Tác động lên kết quả kinh doanh vẫn có thể được kiểm soát đối với các ngân hàng lớn có quy mô nợ tái cơ cấu hạn chế. Một số ít ngân hàng, với các khoản nợ tái cơ cấu đáng kể liên quan đến các khách hàng lớn và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp sẽ có rủi ro tài sản cao nhất.
VIS Rating lưu ý rằng những ngân hàng này vẫn phải đối mặt chủ yếu với các vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản, trong đó một số nhà phát triển bất động sản vẫn đang vướng mắc các vấn đề pháp lý hoặc nhu cầu thấp tại các dự án mới của họ. Các ngân hàng này cũng gặp khó khăn trong việc cải thiện khả năng sinh lời để đáp ứng chi phí tín dụng cao hơn. Chi phí vốn cũng cao hơn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.
Một số ngân hàng nhỏ đã có kế hoạch giảm rủi ro cho vay nhằm giải quyết các vấn đề về chất lượng tài sản và nếu thực hiện sẽ tiếp tục tạo áp lực lên biên lãi ròng của các ngân hàng đó.
Xem thêm tại đây
Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú cho biết, trong năm 2024, tỷ giá VND/USD đã chịu không ít áp lực do độ mở của nền kinh tế Việt Nam, cùng với các yếu tố như chính sách kinh tế của các nước lớn, biến động đồng USD, biến động địa chính trị và tình hình xuất nhập khẩu. Trong năm, tỷ giá USD có thời điểm tăng hơn 7%, nhưng vẫn là mức tăng ít hơn so với nhiều nước, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong số các nước có tỷ giá ổn định.
"Cuối năm, tỷ giá tăng khoảng 5,03%, chúng tôi đánh giá là mức hài hòa, đảm bảo doanh nghiệp và nhà đầu tư không lo ngại, có tâm lý đầu cơ và găm giữ USD", Phó Thống đốc nói.
Xem thêm tại đây