Toàn cảnh FinTech Việt trong phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ: Thời cơ chuyển đổi
Việt Nam là quốc gia nổi bật trong khu vực và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có GDP dương trong giai đoạn 4 năm vừa qua (2019 – 2022). Nền kinh tế internet của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025 với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh hơn 65%, biến Việt Nam thành địa điểm lý tưởng cho sự đổi mới. Những ưu điểm này đã thúc đẩy sự phát triển của các start-up công nghệ và Việt Nam là thị trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu, dự kiến sẽ vượt 20 tỷ USD vào năm 2022, đạt mức tăng trưởng 15% so với năm 2021.
Các FinTech tại Việt Nam dẫn đầu về việc tạo ra giá trị, đã tăng gấp 6,4 lần kể từ năm 2016 và ngày nay Việt Nam đã có những kỳ lân trong lĩnh vực FinTech. Phân khúc này tiếp tục phát triển nhanh chóng nhờ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhân sự có chuyên môn cao cùng cam kết về cuộc chuyển đổi số toàn diện từ chính phủ, đặc biệt là dịch vụ tài chính. Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ tiến đến xã hội không tiền mặt.
Tổng quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam đạt 220 tỷ USD, trong đó giao dịch tiền mặt chiếm 195 tỷ USD (89% quy mô thị trường), giao dịch không tiền mặt chỉ chiếm 25 tỷ USD (11% quy mô thị trường). Xét về khía cạnh tiểu thương, có đến hơn 4 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, chiếm xấp xỉ 50% doanh số bán lẻ (khoảng 100 tỷ USD), nhưng họ lại rất hạn chế trong việc tiếp cận những giải pháp kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.
Điều này chứng tỏ rằng cơ hội dành cho các start-up cung cấp các giải pháp thiết thực cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ là rất lớn.
SmartPay: Dẫn đầu cuộc cách mạng thanh toán dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ
Khác biệt với những fintech khác tại Việt Nam, SmartPay được thành lập vì nhà bán hàng, đem đến những giải pháp đổi mới sáng tạo nhất ở nhiều lĩnh vực khác nhau như FMCG, F&B, Chăm sóc sức khỏe & Làm đẹp, Dược, Điện gia dụng,…. giúp họ chuyển đổi mạnh mẽ và trang bị cho họ một nền tảng chấp nhận thanh toán toàn diện mở ra khả năng chấp nhận mọi hình thức thanh toán như thẻ tín dụng, ghi nợ hay quét mã QR bằng bất kỳ ví điện tử hay ứng dụng ngân hàng nào. Gần đây, SmartPay vừa ra mắt SmartPOS với nhiều ưu điểm khác biệt với các thiết bị máy POS khác trên thị trường. SmartPOS được phát triển nhằm hỗ trợ nhà bán hàng tối đa, cung cấp trọn bộ giải pháp thanh toán, tín dụng và các dịch vụ quản lý doanh nghiệp, tất cả đều được tích hợp trong một thiết bị nhỏ gọn, bảo mật cao với chi phí vận hành tiết kiệm.
Với SmartPOS, SmartPay hướng đến mục tiêu dẫn đầu thị trường Việt Nam, nơi đang thiếu hụt nguồn cung khoảng 1 triệu thiết bị POS. Theo Ngân hàng Nhà nước, để Việt Nam hướng đến xã hội không tiền mặt, thị trường thương mại truyền thống cần ít nhất 1.2 triệu thiết bị thanh toán, bao gồm các cổng thanh toán vật lý tại điểm bán kết hợp với việc các nhà bán hàng sử dụng điện thoại thông minh làm công cụ thanh toán. Cả 2 giải pháp này đều có trong lộ trình phát triển của SmartPay.
Vào tháng 9/2022, Ông Marek Forysiak, nhà sáng lập và là chủ tịch của SmartPay, nhấn mạnh tham vọng chiếm lĩnh thị trường của SmartPay: "Trong vòng 3 năm tới, mục tiêu của SmartPay là đạt hơn 8 tỷ USD tổng giá trị giao dịch hàng năm bằng cách tạo dựng và cung cấp một kênh tích hợp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, SmartPay sẽ tiếp tục mở rộng điểm chấp nhận thanh toán, tăng từ 650,000 điểm lên hơn 2 triệu điểm chấp nhận thanh toán vào năm 2025. Để đạt được những mục tiêu này, chúng tôi sẽ đầu tư vào việc phát triển những sản phẩm, dịch vụ ưu việt có khả năng giải quyết các vấn đề thiết thực của nhà bán hàng. SmartPOS chính là một ví dụ điển hình, một thiết bị thanh toán đa chức năng vừa chính thức ra mắt vào tháng 9/2022. Chúng tôi kỳ vọng sẽ trang bị thiết bị này cho 325,000 nhà bán hàng trong 3 năm tới."
Không chỉ dẫn đầu làn sóng chuyển đổi thanh toán trong phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, SmartPay còn giúp các doanh nghiệp hiện đại hóa, số hóa hoạt động kinh doanh của họ, thúc đẩy họ tăng trưởng trong nền kinh tế năng động. Điển hình như giải pháp giúp khách vãng lai tiếp cận các dịch vụ tài chính tại nhà bán hàng như Mua trước trả sau, Trả góp 0% lãi suất, những dịch vụ vốn chỉ được cung cấp bởi những nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam
Kể từ khi thành lập vào năm 2019, SmartPay đã xử lý hơn 70 triệu giao dịch thanh toán trị giá hơn 4.5 tỷ USD. Hơn thế nữa, tổng đầu tư từ các cổ đông hiện tại của SmartPay đã đạt 865 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD).
Về SmartPay:
Kể từ khi thành lập vào tháng 5/2019, SmartPay đã giúp các nhà bán hàng tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhanh hơn, tiết kiệm và uy tín hơn. Tính đến tháng 9/2022, vốn điều lệ của SmartPay đã đạt 865 tỷ đồng. Với sứ mệnh nâng tầm cuộc sống của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, SmartPay giúp nhà bán hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán, tiếp cận nguồn vốn kinh doanh bất kể quy mô của họ. Vào tháng 10/2022, SmartPay đã được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam, hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu năm 2022.