Với hơn 15 loại visa có thủ tục, hiệu lực, thời gian chờ đợi hoàn toàn khác biệt, quy trình định cư Mỹ vẫn rất phức tạp với đại đa số người Việt.
Dù vậy, sức hấp dẫn của "giấc mơ Mỹ" là không thể phủ nhận. Đây là cách thực tế để tiếp cận nền giáo dục và thị trường tuyển dụng tại cường quốc số 1 thế giới.
Theo các chuyên gia của công ty tư vấn di trú AIMS, để thành công trên con đường định cư Mỹ, rào cản đầu tiên là lựa chọn đúng loại visa.
Visa bảo lãnh: Dễ tạo hồ sơ, nhưng chờ phản hồi lâu
Visa bảo lãnh gia đình rất phổ biến với người Việt. Đúng như tên gọi, đây là diện visa dành cho những người là con cháu, anh chị em, cha mẹ của công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ (là người đã có thẻ xanh nhưng chưa được lên quốc tịch).
Họ sẽ có quyền định cư Mỹ hợp pháp nếu có người thân nộp đơn bảo lãnh lên Sở Di trú. Vì dễ thực hiện nên lượng hồ sơ tồn đọng mỗi năm đều rất cao.
Nhiều khách hàng của AIMS từng nộp đơn xin bảo lãnh từ năm 2003, nhưng đợi mòn mỏi vẫn chưa đến lượt xử lý. Họ tìm đến AIMS để được tư vấn những cách định cư khác như sang Mỹ làm việc hoặc đầu tư (có hoàn lại).
Visa diện việc làm: Phải chọn đúng visa để ở lại lâu dài
Visa diện việc làm được chia thành visa định cư và visa không định cư. Visa H-1B (không định cư) là lựa chọn của nhiều chuyên gia khi sang Mỹ làm việc.
Visa H-1B ràng buộc người nộp đơn chặt chẽ với chủ lao động. Khi làn sóng sa thải tại Thung lũng Silicon dâng cao, hàng ngàn chuyên gia công nghệ phải đối mặt với việc phải trở về nước vì chủ lao động không còn khả năng bảo lãnh. Đáng lo ngại hơn khi họ cũng không có nhiều thời gian để xin visa mới.
Visa Employment-Based (EB) giải quyết các hạn chế của visa H-1B. Trong đó, visa EB-3 có yêu cầu đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao hoặc bằng tiếng Anh. Nếu hồ sơ được Sở Di trú Mỹ xét duyệt, cả gia đình sẽ nhận thẻ xanh Mỹ. Người nộp đơn chỉ cần làm việc cho chủ lao động trong thời gian đầu, còn vợ hoặc chồng đi cùng được tự do công tác tại bất cứ bang nào ở Mỹ.
Cần lưu ý, không phải chủ lao động nào cũng có quyền bảo lãnh người lao động sang Mỹ. Chủ lao động phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của chính phủ Mỹ, cũng như chứng minh người bản địa không thể đảm nhận công việc này.
Thời gian xử lý visa EB-3 tuy nhanh hơn diện bảo lãnh nhưng đang có xu hướng kéo dài thêm do nhu cầu ngày càng tăng.
Visa EB-5: Đắt nhưng đáng
EB-5 là dạng visa đầu tư vào doanh nghiệp hoặc dự án phát triển tại Mỹ để nhận được thẻ xanh. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn một trong hai hình thức: tự lựa chọn dự án và đầu tư thông qua Trung Tâm Vùng.
Trung Tâm Vùng (Regional Center) là các tổ chức được chính phủ Mỹ trao quyền huy động vốn để đầu tư cho những dự án kinh tế trọng điểm: từ các phức hợp khách sạn – văn hóa tại trung tâm thành phố, các nhà máy điện hydro có quy mô lớn nhất khu vực Bắc Mỹ và các dự án vì lợi ích quốc gia. Mức đầu tư tối thiểu là 800.000 USD (tương đương với 19 tỷ VND).
Sau 2-3 năm, nhà đầu tư cùng gia đình nhận được thẻ xanh. Sau 5 năm, nhà đầu tư nhận lại khoản 800.000 USD cùng lợi nhuận (nếu có).
Có thẻ xanh, nhà đầu tư sẽ trở thành thường trú nhân Mỹ, hưởng gói chăm sóc y tế Medicare, con cái được miễn học phí bậc trung học phổ thông và nhận học bổng đại học theo chính sách của từng bang. Đây là khoản trao đổi giá trị, được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao.
Để quản lý rủi ro tiềm tàng, nhà đầu tư cần sự hỗ trợ sát sao của luật sư di trú để kiểm tra giấy tờ dự án, đảm bảo khoản tiền 800.000 USD của mình được hoàn trả sau 5 năm. Lời khuyên của AIMS là nên chọn các dự án đã đi vào hoạt động hoặc đã nhận được chấp thuận từ phía chính phủ Mỹ.
Lời khuyên của AIMS là nên chọn các dự án đã đi vào hoạt động hoặc đã nhận được chấp thuận từ phía chính phủ Mỹ. Nguồn: Văn phòng AIMS Việt Nam
Visa EB-5 là phương án được giới siêu giàu Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ ưa chuộng. AIMS nhận định tỷ lệ xin visa EB-5 tại Việt Nam đang trên đà tăng cao. May mắn thay, theo thống kê hàng tháng của Bộ Ngoại giao Mỹ, vẫn chưa xuất hiện tình trạng tồn đọng hồ sơ xin visa EB-5 ở nước ta.
Lựa chọn Tập đoàn Tư vấn Định cư & Di trú AIMS để được hỗ trợ định cư đến hơn 20 quốc gia, gồm Mỹ, Úc, Canada và châu Âu:
Hotline: 088 888 4567 (Tp. Hồ Chí Minh), 088 888 6898 (Tp. Hà Nội)
Email: vietnam@aims.sg