Nhật Bản khiến thế giới 'ngả mũ': Xây đường ray tàu điện ngầm trong 3,5 giờ với 1.200 kỹ sư, ai cũng biết chính xác vị trí bu-lông mình cần vặn

Vũ Anh | 15:29 29/03/2023

Dự án từng được coi là bất khả thi này đã trở thành niềm tự hào của người Nhật.

Nhật Bản khiến thế giới 'ngả mũ': Xây đường ray tàu điện ngầm trong 3,5 giờ với 1.200 kỹ sư, ai cũng biết chính xác vị trí bu-lông mình cần vặn

Vào ngày 15/3/2013, dự án biến nền ga Shibuya thành đường ray tàu điện ngầm đã được Nhật Bản thực hiện và hoàn thành trong vỏn vẹn 3,5 giờ đồng hồ, chỉ với 1.200 kỹ sư . Tất cả diễn ra nhanh chóng chỉ trong một đêm, trong sự ngỡ ngàng của cả thế giới. 

Họ xây đường tàu điện ngầm để nối giữa ga Shibuya và ga Daikanyama gần đó. Phụ trách dự án là công ty đường sắt Tokyu. Đây là dự án đầu tiên công ty này đưa vào thử nghiệm công nghệ mới độc quyền, được gọi là dịch chuyển đường ray xuống dưới. Phương pháp này không đòi hỏi các kỹ sư tháo dỡ bằng tay mà từ từ hạ thấp các đường ray hiện có dọc theo một đường nghiêng được xây dựng từ trước để kết nối với đường ray tàu điện ngầm phía dưới. 

Theo các chuyên gia, đây từng được coi là dự án bất khả thi vì phải hoàn thành từ 1h-5h sáng, tức các kỹ sư chỉ có vỏn vẹn 4 giờ đồng hồ để thực hiện trước khi chuyến tàu đầu tiên khởi hành vào sáng hôm sau. 

Tuy nhiên, bằng sự đoàn kết và tập trung cao độ, 1.200 kỹ sư được công ty Tokyu huy động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí nhanh hơn mốc thời gian mục tiêu đề ra. Công ty này sau đó tiến hành chạy thử nghiệm trước khi chính thức đưa tuyến đường tàu điện ngầm vào hoạt động. 

Tốc độ thi công thần tốc đã khiến cả thế giới phải ngả mũ trước tài năng của người Nhật. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ như một phép màu, song vì thời gian hoàn thành nhiệm vụ quá gấp gáp, dự án trên bị coi là “cơn ác mộng” của 1.200 kỹ sư khi họ bị yêu cầu phải biết chính xác vị trí bu-lông mình cần vặn.

capture1.jpg

Được biết tại Nhật Bản, hệ thống tàu điện ngầm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giao thông, chuyên chở hàng triệu lượt khách mỗi ngày. Để có được mạng lưới hệ thống tàu điện ngầm rộng lớn và tiện lợi như vậy, Nhật Bản đã mất gần 100 năm để hình thành và hoàn thiện. 

“Hệ thống tàu điện ngầm là xương sống trong mạng lưới đường sắt Tokyo. Chúng tôi có tất cả hơn 170 nhà ga với tổng chiều dài các tuyến đạt 195,1km”, ông Naito Yosuke, công ty tàu điện ngầm Tokyo, cho biết. 

Các nhà ga tàu điện ngầm này vươn đến mọi nơi và khi kết hợp với hệ thống đường sắt trên mặt đất, hành khách có thể đi bộ đến bất cứ nhà ga nào trong số các quận nội thành chỉ trong khoảng thời gian dưới 10 phút. 

Trong mắt nhiều du khách quốc tế, tàu điện ngầm Tokyo được xem là một trong những hệ thống giao thông tuyệt vời nhất thế giới. Trải nghiệm thực tế đã được Martha Sorren, phóng viên tờ Business Insider chia sẻ lại. 

Martha chọn Pasmo, thẻ thông minh cho phép cô di chuyển tự do giữa các làn tàu điện ngầm của nhiều đơn vị khác nhau. Cô bỏ ra 500 yen mua thẻ Pasmo mới và hoàn toàn có thể lấy lại tiền thừa vào cuối chuyến du lịch.

Lịch trình chặt chẽ là một niềm tự hào của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo. Nếu Google Maps thông báo con tàu Martha cần lên sẽ đến vào 17h57, cô sẽ không thể nhầm lẫn nó với một chuyến nào khác. 

capture(1).jpg
Để có thể chứa gấp đôi, hay thậm chí gấp 3 số lượng hành khách trên một toa tàu điện ngầm, các nhà ga thường sử dụng “oshiya”, hay người đẩy tàu

Điều khiến hành khách bối rối nhất khi đi tàu điện ngầm tại Tokyo chính là có rất nhiều đường tàu chạy qua cùng một nhà ga. Tàu luôn đúng giờ, vì vậy hành khách không được phép chậm trễ nếu không muốn bị bỏ lại. 

“Bạn phải chú ý giờ của tàu theo lịch trình để lên đúng tuyến. Từ sân bay vào thành phố, tôi đã lên nhầm chuyến. Lẽ ra tôi nên kiểm tra kỹ hơn”, Martha kể lại.

Ước tính tại thủ đô Tokyo, trung bình gần 40 triệu lượt hành khách đi đường sắt mỗi ngày, vượt trội hơn nhiều so với các phương tiện giao thông khác như xe bus hay ô tô cá nhân. Trong con số này, 22% - tương đương 8,7 triệu người tham gia giao thông bằng tàu điện ngầm.

Dù có rất nhiều chuyến bố trí luân phiên, tàu điện ngầm tại các thành phố lớn ở Nhật Bản vẫn cực kỳ đông đúc, đặc biệt vào giờ cao điểm. Để có thể chứa gấp đôi, hay thậm chí gấp 3 số lượng hành khách trên một toa tàu điện ngầm, các nhà ga thường sử dụng “oshiya”, hay người đẩy tàu, với mục tiêu là nhồi nhét càng nhiều người vào toa tàu điện ngầm càng tốt.

Khi những người đẩy tàu lần đầu tiên được giới thiệu tại ga Shinjuku, Tokyo, họ được gọi là nhân viên sắp xếp hành khách, phần lớn là sinh viên làm việc bán thời gian. Tuy nhiên đến ngày nay, bất kỳ nhân viên nhà ga nào cũng sẽ có thể trở thành oshiya chuyên nghiệp, sẵn sàng đảm nhiệm vai trò này trong giờ cao điểm.

Theo: Japan Insides, BI 




(0) Bình luận
Nhật Bản khiến thế giới 'ngả mũ': Xây đường ray tàu điện ngầm trong 3,5 giờ với 1.200 kỹ sư, ai cũng biết chính xác vị trí bu-lông mình cần vặn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO