Người Việt mua ít hơn 2,4 tấn vàng trong quý I/2023, nguyên nhân do đâu?

Khánh Vy | 09:53 09/05/2023

Theo số liệu thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới, quý I/2023, nhu cầu tiêu thụ vàng của người Việt đã giảm 12% so với cùng kỳ, từ 19,6 tấn xuống 17,2 tấn.

Người Việt mua ít hơn 2,4 tấn vàng trong quý I/2023, nguyên nhân do đâu?

Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) được công bố gần đây cho biết tiêu thụ vàng tại Việt Nam quý vừa qua đạt 17,2 tấn, giảm 2,4 tấn so với cùng kỳ 2022. Trong đó, tiêu thụ vàng thỏi và xu vàng giảm từ 14 tấn trong quý I năm ngoái xuống còn 12,6 tấn. Trong khi đó, nhu cầu trang sức giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022, từ 5,6 tấn xuống còn 4,6 tấn trong quý I/2023.

Theo ông Shaokai Fan, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) đồng thời là Giám đốc Toàn cầu về Ngân hàng Trung Ương của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), nguyên nhân giảm này do hiệu ứng cơ số (strong base effects), khi quý I/2022 là quý người Việt có nhu cầu mua vàng trang sức mạnh nhất kể từ năm 2007.

Các ngày lễ quan trọng như dịp Tết Âm lịch, vía Thần Tài đã làm nhu cầu vàng trang sức tăng mạnh, cùng với sự phục hồi của hoạt động kinh doanh về mức trước Covid.

Tuy nhiên, diễn biến năm nay có sự thay đổi khi sức mua vàng trang sức của người Việt đầu năm chỉ tích cực vào dịp Tết Nguyên đán rồi giảm dần trong tháng 2, 3 do giá kim loại quý tăng cao. Giá vàng thế giới trung bình quý I là 1.890 USD một ounce.

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trên thị trường vàng toàn cầu và thường nằm trong nhóm 10 thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới. Năm 2019, nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam đối với vàng khoảng 56,4 tấn, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

picture5.png

Trong khi đó, tổng nhu cầu vàng của thế giới quý I đạt 1.174 tấn, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2022. Nhu cầu đầu tư vào vàng thỏi và xu vàng cũng tăng 5%, đạt 302 tấn. Các ngân hàng trung ương góp phần kích cầu bằng cách bổ sung 228 tấn vào các kho dự trữ, đạt mức kỷ lục trong dữ liệu thống kê quý I.

Trong quý I, các ngân hàng trung ương đã bổ sung 228 tấn vào dự trữ toàn cầu, là tỷ lệ mua cao nhất trong quý đầu năm kể từ khi chuỗi dữ liệu bắt đầu vào năm 2000, mặc dù tốc độ này chậm hơn so với các quý gần đây.

Louise Street, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Hội đồng Vàng Thế giới cho rằng, đây là sự tiếp nối của các xu hướng ghi nhận lượng mua vàng của ngân hàng trung ương tăng vọt lên mức cao nhất trong 11 năm vào năm 2022.

“Lý do quan trọng nhất liên quan tới tại sao các tổ chức khu vực chính thức nắm giữ vàng vì chúng luôn đóng vai trò như một tài sản đa dạng hóa, kho lưu trữ giá trị dài hạn, nhưng xu hướng này ngày càng tăng trong hai năm qua, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của nó như thế nào khi xem xét hiệu suất của vàng trong thời kỳ khủng hoảng”, ông cho biết.

WGC dự kiến nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương sẽ giảm trong năm nay sau khi tăng đột biến vào năm 2022, mặc dù lưu ý rằng khi hoạt động mua trước đó tập trung ở các thị trường đang phát triển, và hiện các trung tâm tài chính phát triển hơn hiện đang tăng nhu cầu của họ.

hinh4vang-doclapyimc-16832506577662120807715.jpg
Ảnh minh họa

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) là tổ chức mua đơn lẻ lớn nhất trong quý I/2023 khi bổ sung 69 tấn vàng vào kho dự trữ, hiện cao hơn 45% so với cuối năm 2022.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã mua thêm 58 tấn trong quý I và hiện nắm giữ 2.068 tấn vàng trong kho dự trữ, chiếm 4% tổng dự trữ vàng được báo cáo trên toàn cầu. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tăng dự trữ thêm 30 tấn, trong khi ngân hàng trung ương Ấn Độ bổ sung thêm 7 tấn.

Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 198 tấn trang sức vàng trong quý I, chiếm 41% tổng lượng mua toàn cầu do nhu cầu tăng trở lại sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát Covid-19, mặc dù giá vàng duy trì ở mức cao và không ổn định đã làm giảm nhu cầu ở Ấn Độ. Nhìn chung, nhu cầu vàng trang sức tương đối ổn định trong quý I với Trung Quốc bù đắp cho sự sụt giảm ở Ấn Độ.

Tham khảo: WCG, CNBC


(0) Bình luận
Người Việt mua ít hơn 2,4 tấn vàng trong quý I/2023, nguyên nhân do đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO