Ngủ lúc 8:30 tối, dậy lúc 3:45 sáng như CEO Apple, tôi ngộ ra chân lý: Cách thức có thể bắt chước nhưng động lực thì không!

Vũ Anh | 15:11 11/04/2023

Không phải ai dậy sớm cũng thành công!

Ngủ lúc 8:30 tối, dậy lúc 3:45 sáng như CEO Apple, tôi ngộ ra chân lý: Cách thức có thể bắt chước nhưng động lực thì không!

Dave Johnson là một nhân viên freelance toàn thời gian, thường dậy lúc 6h30, tập thể dục, ăn uống và bắt đầu làm việc lúc 8h. Tuy nhiên, sau khi đọc một bài báo chia sẻ bí quyết thành công của Tim Cook, Johnson quyết định học theo CEO Apple ‘bình minh’ lúc 3h45. Sau 1 tuần trọn vẹn thử làm theo bí kíp sinh hoạt trên, đây là những gì Johnson rút ra:

Chủ Nhật: Ngủ lúc 8h30 tối

Dave Johnson bắt đầu lên giường đi ngủ vào... 8h30 tối hôm trước - sớm nhất từ trước đến nay. Có như vậy, anh mới ngủ đủ 8 tiếng và dậy được vào 3h45 sáng hôm sau để thử lối sống mới. 

Thứ Hai: Thức dậy vào 3h45 sáng

Do đã ngủ đủ giấc, việc dậy từ 3h45 không gian nan như Johnson tưởng. Sau 30 phút tập thể dục rồi sửa soạn cá nhân, anh bắt đầu làm việc từ 5h30 và tới 9h30 đã xong toàn bộ. Điều đó có nghĩa khi nhiều người còn đang trên đường đi làm hoặc mới ăn sáng xong, Johnson đã hoàn thành phần việc của mình cho cả buổi. 

“Tôi tiết kiệm được cả vài tiếng cho những công việc lặt vặt hoặc bất kỳ vấn đề phát sinh nào. Tôi xong hết mọi thứ theo kế hoạch vào 6h tối và bắt đầu nghỉ ngơi. Phải thừa nhận là lúc thức dậy, tôi định nằm thêm một lúc để rồi sau lại nhận ra việc dậy sớm rất có lợi”, Johnson nói. 

tai-xuong.jpg
Không phải ai dậy sớm cũng thành công!

Thứ Ba: Năng suất cải thiện

Không như tối Chủ Nhật, 10h tối thứ Hai Johnson mới đi ngủ. Như vậy, anh chàng sẽ chỉ còn 6 tiếng để nghỉ ngơi. Mọi thứ tiếp tục được thực hiện đúng quy củ vào sáng hôm sau. Cảm giác ì trệ không còn vì Johnson đã lên dây cót tinh thần từ trước. 

Tuy nhiên, có một sự thay đổi nhỏ trong chế độ ăn. Ngay từ 10h sáng, cơ thể Johnson đã phát tín hiệu ‘đòi ăn’ vì dậy quá sớm. Trước kia, có những hôm anh chẳng cần ăn sáng mà cũng không thấy gì khác biệt gì. 

Ngoài ra, việc dậy vào 3h45 còn có một lợi ích khá bất ngờ liên quan tới múi giờ. Johnson đang định cư ở bờ Tây nước Mỹ, lệch sớm 3 tiếng so với bờ Đông. Nếu giữ thói quen 8h sáng mới làm việc như trước, các đối tác sống tại bờ Đông lúc này đang nghỉ trưa và không tiện liên lạc nữa. 

Thứ Tư: Trả giá đắt vì thiếu ngủ và không tập thể dục

Thứ Tư bắt đầu khá uể oải. 12h đêm hôm trước tôi mới ngủ nên chỉ có 4 tiếng để nghỉ ngơi. Sáng hôm đó, Johnson oải đến nỗi không có ý chí dậy tập luyện, đành ngồi thừ trên giường dài thêm 30 phút nữa chỉ để đọc báo và check mạng xã hội.

timothy-cook-wallpapers-hd.jpg
Bí quyết thành công của CEO Tim Cook là dậy sớm

Tín hiệu không lành mạnh tiếp tục kéo dài cả ngày dài. Cơ thể Johnson không theo kịp và thấy mệt mỏi. Mọi công việc vị trì hoãn khiến tôi phải làm việc cả tối sau khi ăn xong. Tận 10h đêm anh chàng này mới lại xong việc và lên giường nằm. 

Thứ Năm: Tiếp tục không ngủ đủ giấc, năng suất bị ảnh hưởng

Sáng đó, Johnson quyết định không tập thể dục vì nhận ra mình còn khá nhiều deadline trước mắt. Hoá ra, đó là một tính toán cực kỳ sai lầm. 

CEO Tim Cook của Apple luôn dậy sớm và không bỏ qua bước tập gym. Ông không làm thế cho vui. Ông làm thế để giúp cơ thể trở nên linh hoạt và tỉnh táo hơn ngay từ thời điểm đầu ngày.

“Tôi phải trả giá ngay sau đó khi sự mệt mỏi kéo đến chiếm lấy tâm trí, ảnh hưởng tới cả tinh thần làm việc lẫn chất lượng trí óc. Đến chiều, tôi đau đầu và không thể tập trung ngồi cho xong việc cần làm”, Johnson nói. 

Thứ Sáu: Lấy lại phong độ

Sáng hôm đó, Johnson cố gắng sốc lại tinh thần. Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ, tôi vào bàn làm việc luôn. Không gian yên tĩnh khiến anh bình tâm hơn và hoàn thành được công việc ở một năng suất cao.

wake-up-early-6-2-21-shutterstock_516771487.jpg
Sáng sớm là thời điểm giúp não bộ con người sảng khoái và tăng cường năng lượng.

Dĩ nhiên, anh không mắc sai lầm như trước nữa. Sáng đó, Johnson tập gym đầy đủ và phân chia công việc hợp lý. Tới buổi chiều, anh áp dụng phương pháp làm việc ngắt quãng theo từng đoạn 25 phút để không bị mất sức quá nhiều.

Kết lại, Johnson đã rút ra bài học sau khi thử nghiệm cả tuần làm việc với việc dậy sớm như Tim Cook: Bạn phải có quyết tâm cao độ và mục đích cứng rắn của việc dậy sớm. Anh chàng này sau đó cũng đổi giờ dậy lên tầm 4h30 thay vì 3h45 như trước để phù hợp với lịch trình cá nhân.

Theo kết quả một cuộc khảo sát về giấc ngủ do trung tâm nghiên cứu giấc ngủ y học của Mỹ (AASM - American Academy of Sleep Medicine) thực hiện, sáng sớm là thời điểm giúp não bộ con người sảng khoái và tăng cường năng lượng. “Một ngày mới bắt đầu bằng tâm trạng tích cực, vui vẻ thì hiệu quả công việc hôm đó sẽ tăng cao”, AASM kết luận.

Theo “quán tính” của giấc ngủ, mỗi người sẽ mất khoảng 2 tiếng để tỉnh táo hoàn toàn sau khi thức giấc. Đó là lý do vì sao những người dậy từ 7h trở đi, dù cố gắng tắm nước lạnh hay uống cà phê, cũng khó có thể đủ thời gian tỉnh táo cho một ngày làm việc hiệu quả.

Ví dụ điển hình cho những người thành công có thói quen dậy sớm là tỷ phú Lý Gia Thành. Ông từng trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình rằng trong suốt nhiều thập kỷ, bất kỳ ngủ sớm hay thức khuya, “tôi vẫn luôn thức dậy vào lúc 5:57 sáng và hiểu ra rất nhiều giá trị của khoảng thời gian này”.

James Citrin, cựu Giám đốc điều hành Spencer Stuart, một công ty Mỹ có trụ sở tại Chicago, cũng thức dậy lúc 6h sáng, tập thể dục, đọc sách và suy nghĩ về những điều quan trọng phải làm trong ngày.

Tuy nhiên, không phải ai dậy sớm cũng thành công. Bạn không thể lấy cuộc sống của người khác áp dụng lên cuộc sống của mình và mong cầu điều tương tự sẽ xảy ra. Thành công chỉ đến nếu bạn thực sự nỗ lực thay đổi bản thân và cố gắng theo đuổi mục tiêu đã hoạch định.

Như vậy, việc bắt chước 100% cách làm của các tỷ phú hoặc nhà lãnh đạo giỏi chưa chắc đã phù hợp. Chúng ta có thể học theo cách thức nhưng không bắt chước được động lực và lý do.

Theo: BI


(0) Bình luận
Ngủ lúc 8:30 tối, dậy lúc 3:45 sáng như CEO Apple, tôi ngộ ra chân lý: Cách thức có thể bắt chước nhưng động lực thì không!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO