Mua mảnh đất 6ha giá 8,5 triệu USD nhưng chỉ bán lại với 1 USD: Tưởng "điên dồ" hoá ra là cả một kế hoạch thu lãi của gia tộc giàu có khét tiếng

Đinh Anh | 15:02 11/04/2023

Người ngoài nhìn vào tưởng rằng đây là một thương vụ mà người thắng thuộc về bên được nhận đất. Tuy nhiên người đứng ra bán mảnh đất này được lợi nhiều hơn số tiền 8,5 triệu USD.

Mua mảnh đất 6ha giá 8,5 triệu USD nhưng chỉ bán lại với 1 USD: Tưởng "điên dồ" hoá ra là cả một kế hoạch thu lãi của gia tộc giàu có khét tiếng

Cho không mảnh đất 6ha? 

Hơn 70 năm trước, khi Liên Hợp Quốc được thành lập, những người đứng đầu mong muốn mua đất và xây dựng trụ sở chính ở thành phố New York, Mỹ. Tuy nhiên tại thời điểm đó giá đất ở khu vực này quá cao, thêm nữa Liên Hợp Quốc mới thành lập nên tài chính chưa thực sự mạnh. 

Lúc này, gia tộc dầu mỏ khét tiếng nhất nước Mỹ, Rockefeller xuất hiện. Họ đã mua mảnh đất có diện tích lên đến 6ha nằm bên cạnh East River từ nhà đầu tư bất động sản William Zeckendorf với giá 8,5 triệu USD (khoảng 199 tỷ đồng). Sau đó, Rockefeller bán lại cho Liên Hợp Quốc với mức giá chỉ 1 USD. 

Thực tế 1 USD chỉ là số tiền tượng trưng. Bởi tại thời điểm đó theo luật của Hoa Kỳ nếu quyên góp mà không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào, bạn sẽ phải trả thuế cho khoản tiền đó. Vì thế, Rockefeller đã bán lại cho Liên Hợp Quốc với mức giá gần như cho không. 

Vào thời điểm đó, 8,5 triệu USD không phải là số tiền nhỏ. Thậm chí cho đến hiện tại đây cũng là số tiền để bạn hưởng thụ cả đời mà không chút lo lắng. 

Trước việc làm này, nhiều người đặt dấu chấm hỏi cho lần quyên góp này của Rockefeller.  

Sau khi Liên Hợp quốc nhận mảnh đất này, công trình được khởi công xây dựng và hoàn thiện trong vòng 4 năm (1948-1952). Quần thể này được thiết kế bởi 11 kiến trúc sư, trong đó phụ trách chính là Wallace K. Harrison (người Mỹ). 

Tổ hợp trụ sở chính của Liên Hợp Quốc không chỉ có tòa nhà chính cao 39 tầng dành cho các cơ quan của Liên Hợp Quốc mà còn có 3 khối nhà khác, gồm tòa nhà của Đại hội đồng, khu hội nghị và thư viện Dag Hammarskjold (mới được xây dựng vào năm 1961).


Trụ sở của Liên Hợp Quốc được xây dựng trong vòng 4 năm. Ảnh: Internet

Mặc dù nhiều người nhìn vào sẽ nghĩ rằng việc Rockefeller mua mảnh đất giá 8,5 triệu USD và bán lại cho Liên Hợp quốc với giá chỉ 1 USD là một hành động từ thiện thuần tuý. Ai cũng nghĩ rằng gia tộc là người chịu thiệt từ thương vụ này. Song thực tế, mất 8,5 triệu USD nhưng nhà Rockefeller được nhiều hơn thế. 

Trước khi tặng khu đất 6ha cho Liên Hợp quốc, Rockefeller đã mua một lượng lớn đất lâu xung quanh khu vực này. Sau khi trụ sở của Liên Hợp quốc được xây dựng, giá đất khu vực này tăng đột biến. Những mảnh đất xung quanh do gia tộc này sở hữu vượt ngưỡng hàng chục tỷ USD.

Theo CNN, với 193 phái đoàn ngoại giao các nước, một lượng người không nhỏ, cùng với gia đình đổ về New York. Dẫu gây sức ép về an ninh và giáo dục nhưng thành phố này thu được khoản lợi kinh tế khổng lồ từ các hoạt động liên quan đến trụ sở Liên Hợp Quốc. Tất nhiên những khu đất do Rockefeller không nằm ngoài vòng tròn hưởng lợi này.


Gia tộc tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ Rockefeller 

Giàu hay nghèo nhờ tầm nhìn 

Có thể thấy những người giàu thực sự họ không quan tâm đến những lợi ích trước mắt. Những giá trị lâu dài mới thực sự là thứ đang lưu tâm. Người đứng ở tầng 2 chỉ thấy lá rụng nhưng đứng ở tầng 71 bạn sẽ thấy cảnh sắc hùng vĩ của cả một thành phố dưới chân. Vị trí và tầm nhìn khác nhau dẫn đến quan điểm và hành động khác nhau vì thế thành tựu cũng thay đổi. 

Tầm nhìn được ví như ngọn hải đăng, giúp người đi biển định hướng, không bị lạc trên biển cả mênh mông. Điều này gần như bị lãng quên trong xã hội của những người chạy theo những thú vui tức thời. Trong khi người có tầm nhìn xa chú tâm vào những điều cốt lõi và bỏ qua những chi tiết nhỏ. Người có tư duy ngắn hạn lại chú tâm vào những thiệt hơn trước mắt. Người có tầm nhìn làm việc để theo đuổi đam mê, gây dựng sự nghiệp trong khi những người khác vật lộn với công việc nhàm chán, nặng nề để duy trì cuộc sống.

Chính vì thế, khi một cuộc khủng hoảng xảy ra như đại dịch Covid-19 người sống bằng đồng lương rơi vào bế tắc. Trong khi cũng ở hoàn cảnh đó, những người giàu vẫn tiếp tục giàu lên. Lý do bởi họ có tầm nhìn, lựa chọn đầu tư vào nhiều nguồn khác nhau. Nhờ thế họ luôn có thu nhập từ nhiều kênh và không bị phụ thuộc vào một nguồn tiền nào cả. 

Bởi vậy, nhà văn Jonathan Swift cho rằng tầm nhìn là nghệ thuật thấy được những gì với người khác là vô hình. Nếu ví thành công của một người như một ngôi nhà thì tầm nhìn chính là kết cấu, kiến trúc, còn kỹ năng, phẩm chất, kiến thức của một người chính là nội thất của căn nhà đó. Cho dù kiến trúc có đẹp, nhưng thiếu đi nội thất căn nhà chẳng thể nào hoàn chỉnh. Nên nhớ, mọi kế hoạch bạn vẽ ra sẽ mãi chỉ là giấc mơ nếu chúng không bao giờ được thực thi. 

Theo Toutiao 


(0) Bình luận
Mua mảnh đất 6ha giá 8,5 triệu USD nhưng chỉ bán lại với 1 USD: Tưởng "điên dồ" hoá ra là cả một kế hoạch thu lãi của gia tộc giàu có khét tiếng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO