Muốn phát triển phải chịu hy sinh nhưng nhiều người cho rằng ‘tiền không phải là tất cả’: Có trả hàng tỷ đồng/năm cũng nhất quyết không làm những công việc này nữa

Bạch Linh | 15:28 15/12/2023

Ngay cả mức lương hàng tỷ đồng/năm cũng không đủ để giữ chân những người này ở lại làm việc.

Muốn phát triển phải chịu hy sinh nhưng nhiều người cho rằng ‘tiền không phải là tất cả’: Có trả hàng tỷ đồng/năm cũng nhất quyết không làm những công việc này nữa

Hàng loạt nhân viên trong ngành công nghệ được trả lương cao cho biết họ có kế hoạch nghỉ việc và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng không phải ngoại lệ.

Người lao động trong 2 lĩnh vực này đang chiếm nhiều vị trí trong danh sách mới nhất của Payscale về những công việc mà nhân sự muốn nghỉ nhiều nhất. Nhiều người trong số này còn đang dự tính sẽ rời đi trong vòng 6 tháng, dựa trên dữ liệu từ báo cáo khảo sát hơn 770.000 nhân sự tại Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023.

Ngay cả mức lương hàng tỷ đồng/năm cũng không đủ để giữ chân những người này ở lại làm việc. Theo CNBC, 66% những người ở vị trí senior product manager cho biết họ dự định tìm một công việc mới trong năm ngoái, mặc dù thực tế là họ có mức lương trung bình hàng năm lên tới 144.000 USD (hơn 3,4 tỷ đồng/năm). 

Dưới đây là 15 vị trí hàng đầu mà mọi người đang có ý định nghỉ việc:

- Senior product manager: 66% đang tìm kiếm công việc mới, mức lương trung bình 144.000 USD/năm

- Người phụ trách lấy máu: 62% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 39.300 USD/năm

- Đầu bếp: 62% tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 32.200 USD

- Nhân viên chăm sóc bệnh nhân: 61% tìm việc mới; mức lương trung bình 37.700 USD/năm

- Y tá phòng cấp cứu: 60% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 79.100 USD/năm

- Patient services representative (người thu thập thông tin từ bệnh nhân trước cuộc hẹn khám bệnh và trả lời các câu hỏi về việc thanh toán): 59% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 39.600 USD/năm

- Nhà phân tích an ninh mạng: 59% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 82.900 USD/năm

- Thợ hàn, cắt,..: 58% tìm kiếm việc làm mới; mức lương trung bình 48.400 USD/năm

-  Người điều khiển xe nâng hàng: 58% tìm việc mới; mức lương trung bình 39.800 USD/năm

- Người quản lý chương trình CNTT: 58% tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 132.000 USD/năm

- Y tá chăm sóc đặc biệt: 58% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 80.700 USD/năm

- Cộng tác viên bán hàng: 58% tìm kiếm việc làm mới; mức lương trung bình 30.700 USD/năm

- Kỹ sư phát triển phần mềm: 58% tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 86.800 USD/năm

- Nhà phân tích dữ liệu (senior): 58% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 97.100 USD/năm

- Người điều phối bệnh nhân: 58% đang tìm kiếm công việc mới; mức lương trung bình 46.300 USD/năm

Lexi Clarke, giám đốc nhân sự của Payscale, cho biết có nhiều ứng viên nói rằng họ sẽ nghỉ việc do nền kinh tế đang bất ổn, yêu cầu quay trở lại văn phòng và môi trường làm việc căng thẳng. Clarke cũng nói rằng senior product manager có thể đã lo lắng trước tình trạng sa thải cấp cao trong ngành công nghệ và đã lên kế hoạch tìm thêm công việc đảm bảo ở nơi khác.

Những người ở vị trí cấp cao này được cho là phải làm việc với nguồn lực hạn chế trong thời gian nhiều ứng viên bị sa thải tại chính công ty của họ. “Việc cắt giảm có quy mô tác động đến những nhân viên gắn bó lâu dài”, Clarke nói với CNBC Make It. “Nó có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, khối lượng công việc và có thể khiến họ mệt mỏi hơn”.

Điều đó đặc biệt đúng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vốn nổi tiếng với tỷ lệ kiệt sức và bỏ việc cao do môi trường làm việc căng thẳng. Để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống, “điều đầu tiên mà ngành chăm sóc sức khỏe có thể tập trung là đảm bảo rằng họ có đủ người cho những vai trò đó,” Clarke nói. “Đảm bảo được trả lương công bằng cho các vai trò là một yếu tố quan trọng khác”. 

Theo Clarke, việc nhân sự bỏ việc có thể tiếp tục chậm lại trong năm mới, mặc dù phần lớn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế.

Cô cũng cho biết: “Áp lực quản lý tiền lương trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định và lạm phát là một thực tế và có thể góp phần khiến bạn phải bỏ việc”.

Tham khảo CNBC

Bài liên quan

(0) Bình luận
Muốn phát triển phải chịu hy sinh nhưng nhiều người cho rằng ‘tiền không phải là tất cả’: Có trả hàng tỷ đồng/năm cũng nhất quyết không làm những công việc này nữa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO