Mức chi tiêu cho công nghệ thông tin vẫn duy trì đà tăng

Lê Khanh | 04:32 14/01/2022

Sự thiếu hụt chip trên toàn cầu không ảnh hưởng đến hiệu suất ngành viễn thông trong năm 2021 về lợi nhuận trước thuế do còn hàng tồn kho giá rẻ.

Mức chi tiêu cho công nghệ thông tin vẫn duy trì đà tăng
Các công ty công nghệ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

Năm 2021, duy trì tốc độ tăng trưởng về doanh thu

Theo báo cáo của SSI, năm 2021 FPT vẫn giữ vị trí dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong số các công ty công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán.

Các công ty công nghệ nói chung duy trì tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận trước thuế, được thúc đẩy bởi nhu cầu công nghệ thông tin ngày càng tăng cao. Trong mảng công nghệ của FPT, cả mảng dịch vụ công nghệ thông tin thuê ngoài và công nghệ thông tin trong nước đều có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mạnh lần lượt là 22% và 94% so với cùng kỳ.

doanh-thum-loi-nhuan.png
FPT vẫn giữ vị trí dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế

Còn về viễn thông, theo cập nhật gần đây của Bộ Thông tin & Truyền thông, đến ngày 20/12/2021, thị phần dịch vụ điện thoại di động và internet băng thông rộng của Viettel năm 2021 lần lượt tăng lên 54% và 40,5%, so với 50% và 37,3% trong năm 2018.

Cụ thể, lũy kế 9 tháng năm 2021, Công ty CP công trình Viettel (CTR) ghi nhận kết quả lợi nhuận trước thuế khả quan tăng 46% so với cùng kỳ.

Với kết quả này ban lãnh đạo CTR đã điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 lên 472 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Tương ứng, lợi nhuận trước thuế quý 4/2021 ước đạt 160 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, cao hơn ước tính của thị trường.

Còn Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI), lũy kế 9 tháng năm 2021 lợi nhuận trước thuế của giảm 31% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do công ty liên kết Mytel (VGI chiếm 49% cổ phần) hoạt động tại Myanmar bị ảnh hưởng trong bối cảnh xung đột chính trị.

Theo báo cáo, sự thiếu hụt chip trên toàn cầu không ảnh hưởng đến hiệu suất ngành viễn thông trong năm 2021 về lợi nhuận trước thuế, do hàng tồn kho giá rẻ. Sự thiếu hụt nguồn cung chip có thể sẽ gây ra sự tăng giá của một số thiết bị công nghệ và viễn thông như modem internet.

Hiện chi phí của modem internet chiếm khoảng 15%-20% tổng chi phí cho dịch vụ internet băng thông rộng.

Dự báo thị trường 2022

Theo báo cáo, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2022.

Theo cập nhật đến ngày 20/10/2021, Gartner - công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới đã tăng ước tính chi tiêu cho các trung tâm dữ liệu và dịch vụ công nghệ thông tin lên 2% cho năm 2022.

Theo cập nhật ngày 20/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy mô thị trường nội địa của dịch vụ công nghệ thông tin có thể đạt khoảng 25-30 tỷ USD trong năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) dao động khoảng 20% -30%.

Còn trong ngành viễn thông, vị thế dẫn đầu của Tập đoàn Viettel trong cả thị phần băng thông internet và dịch vụ điện thoại di động có thể là điểm có lợi chủ chốt đối với CTR.

Thị phần thuê bao di động của Viettel tăng lên 54% trong năm 2021 – tương ứng cải thiện 4% so với năm 2018.

thi-phan-viettel.png
Thị phần thuê bao di động của Viettel tăng lên 54% trong năm 2021

Từ năm 2017-2021, thị phần của Viettel trong băng thông internet mở rộng mạnh mẽ, tăng từ 31,4% lên 40,5%.

Vị thế dẫn đầu thị trường của Viettel sẽ thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính của CTR đối với mảng xây dựng viễn thông, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông.

thue-bao-di-dong.png
Nguồn SSI

Với việc chiếm thị phần lớn nhất về thuê bao di động cũng như vùng phủ sóng hạ tầng viễn thông, Tập đoàn Viettel hay CTR đang sẵn sàng mở rộng vùng phủ sóng BTS 5G trong tương lai.

Điều này sẽ gây khó khăn cho những công ty mới gia nhập hoặc đối thủ cạnh tranh hiện tại ngay lập tức mở rộng sang thị trường này.

Kế hoạch đưa tỷ lệ người dùng 5G/tổng dân số đạt 8% trong năm 2022 và 20% trong năm 2024.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Mức chi tiêu cho công nghệ thông tin vẫn duy trì đà tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO