Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ hai liên tiếp vào tuần trước. Đêm qua, NHTW Mỹ cũng có động thái tương tự, tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ 4 liên tiếp. Đó là những dấu hiệu mới nhất cho thấy các ngân hàng trung ương lớn đang nghiêm túc về việc kiềm chế lạm phát do cầu kéo.
Cho đến nay, các ngân hàng trung ương ở 10 nền kinh tế phát triển lớn đã tăng lãi suất thêm tổng cộng 2.165 điểm cơ bản trong chu kỳ này, và chỉ Nhật Bản giữ quan điểm “ bồ câu” (ủng hộ lãi suất thấp).
Nhưng tốc độ tăng lãi suất này đang bắt đầu chậm lại, bằng chứng là Canada vừa thực hiện một đợt tăng lãi suất nhỏ hơn dự kiến.
Bảng dưới đây cho thấy quan điểm của các nhà hoạch định chính sách từ “diều hâu” (ủng hộ lãi suất cao) đến “bồ câu” (ủng hộ lãi suất thấp).
1) Mỹ
Sau cú tăng đêm qua, lãi suất chính sách của Mỹ hiện đang nằm trong khoảng 3,75% đến 4,00% và đóng góp vào đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong khoảng 40 năm.
Các dấu hiệu của một nền kinh tế đang suy yếu đã thúc đẩy suy đoán rằng Fed có thể sớm làm chậm quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, vốn dĩ đang rất gắt gao, đẩy đồng đô la xuống khỏi mức cao nhất trong hai thập kỷ gần đây.
2) CANADA
Ngân hàng Trung ương Canada đã công bố một đợt tăng lãi suất nhỏ hơn dự kiến vào tuần trước và cho biết họ đang tiến gần đến ngày kết thúc chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ đi vào lịch sử, vì dự báo nền kinh tế sẽ đình trệ trong những quý tới.
3) NEW ZEALAND
Ngân hàng Dự trữ New Zealand vào đầu tháng này đã thực hiện đợt tăng lãi suất thứ tám liên tiếp - và lần thứ năm liên tiếp tăng 50 điểm cơ bản - để nâng lãi suất chính sách lên 3,50%, mức cao nhất trong bảy năm.
RBNZ thậm chí còn tranh luận về một đợt tăng lãi lớn hơn (75 điểm cơ bản), với lý do họ phải chịu áp lực lớn từ giá thị trường.
4) ANH
Các nhà giao dịch dự đoán mức tăng lãi suất 75 điểm cơ bản từ Ngân hàng Trung ương Anh vào ngày 3 tháng 11, để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm là 10,1%. Vào tháng 9, họ đã tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm cơ bản lên 2,25%.
Vào tháng trước, đã có lúc các nhà đầu tư dự kiến lãi suất chính sách sẽ đạt 3,75% vào tháng 11. Nhưng sau khi bà Liz Truss hủy bỏ kế hoạch cắt giảm thuế chưa hoàn lại và với việc bà từ chức thủ tướng sau đó, kỳ vọng về sự gia tăng quá mức như vậy đã giảm xuống.
5) NA UY
6) ÚC
Vào tháng 10, Ngân hàng Dự trữ Úc đã đưa ra mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, nhỏ hơn dự đoán. RBA cho biết, họ đã tăng lãi suất lên mức đáng kể, đồng thời nói thêm rằng việc thắt chặt hơn nữa sẽ là cần thiết.
Tuy nhiên, dữ liệu tuần này cho thấy lạm phát của Úc trong quý trước đã tăng lên mức cao nhất trong 32 năm, và điều này đã gây ra áp lực buộc phải quay trở lại lập trường cứng rắn hơn.
7) THỤY ĐIỂN
Ngân hàng trung ương Thụy Điển đã tăng lãi suất cơ bản vào ngày 20 tháng 9, mức tăng lớn hơn 1% so với dự kiến, lên 1,75%. Riksbank sẽ tiết lộ quyết định tiếp theo của mình về lãi suất vào ngày 24 tháng 11, đồng thời cảnh báo về nhiều đợt điều chỉnh lãi suất hơn nữa trong vòng sáu tháng tới để kiềm chế lạm phát gia tăng.
Đợt tăng lãi suất vào tháng trước là đợt tăng lãi lớn nhất kể từ khi Riksbank áp dụng mục tiêu về lạm phát vào năm 1993, và có quy mô tương đương đợt tăng vào tháng 11/1992, khi một cuộc khủng hoảng tài chính trong nước đẩy lãi suất lên 500% trong một thời gian ngắn.
8) KHU VỰC ĐỒNG EURO
ECB lại tăng lãi suất vào thứ Năm tuần trước và báo hiệu rằng họ muốn bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán cồng kềnh của mình, thực hiện một bước lớn trong việc thắt chặt chính sách để chống lại đợt tăng lạm phát mang tính lịch sử.
ECB cũng cắt giảm một khoản trợ cấp lớn cho các ngân hàng, nhưng không có vẻ gì là sẽ bắt đầu cắt giảm lượng trái phiếu nắm giữ sau khi tích trữ hàng nghìn tỷ euro nợ do các chính phủ khu vực đồng euro phát hành kể từ năm 2015.
9) THỤY SỸ
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã tăng lãi suất chính sách của mình trong tháng 9 thêm 75 điểm cơ bản lên 0,5% từ -0,25%, chấm dứt cuộc thử nghiệm lãi suất âm ở châu Âu.
10) NHẬT BẢN
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ngân hàng duy nhất giữ quan điểm “bồ câu” trong số các ngân hàng trung ương lớn, đã giữ cho lợi suất trái phiếu chuẩn ở mức gần 0 và đang bám sát hướng dẫn chính sách “bồ câu” của mình.
Kết quả là khoảng cách ngày càng gia tăng giữa lợi suất của Nhật Bản và các nơi khác đã khiến đồng Yên suy yếu mạnh, dẫn đến việc các nhà chức trách Nhật Bản phải can thiệp để ổn định tiền tệ. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc can thiệp vào cả thị trường tiền tệ lẫn thị trường trái phiếu là không có gì mâu thuẫn.
Tham khảo Reuters