Một loại cây trồng bất ngờ trở thành 'vị cứu tinh' cho nguồn cung đường toàn cầu, Việt Nam cũng đang chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu từ đầu năm

Khánh Vy | 05:57 25/09/2023

Brazil đang là quốc gia xuất khẩu loại cây trồng này số 1 thế giới.

Một loại cây trồng bất ngờ trở thành 'vị cứu tinh' cho nguồn cung đường toàn cầu, Việt Nam cũng đang chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu từ đầu năm

Cuộc khủng hoảng nguồn cung khiến giá đường lên mức cao nhất trong 11 năm cuối cùng đã hạ nhiệt, và đó là nhờ vào một loại cây trồng dường như hoàn toàn không liên quan.

Sản lượng ngô từ cường quốc nông nghiệp Brazil đang tăng mạnh, khiến việc sử dụng ngô để sản xuất ethanol - loại nhiên liệu quan trọng cung cấp năng lượng cho ô tô tại Brazil mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Kết quả là các nhà máy xay mía - loại cây vốn đắt tiền hơn - có thể dành nhiều sự tập trung để sản xuất đường, thay vì dùng mía để sản xuất nhiên liệu sinh học. 

Eder Vieito, nhà phân tích hàng hóa cấp cao tại Green Pool Commodity Specialists cho biết: “Bất cứ ai có tiền ngày nay đều đầu tư vào sản xuất ethanol từ ngô hoặc tăng cường năng lực sản xuất đường”.

Việc giá đường giảm sẽ là một thông tin đáng hoan nghênh cho người tiêu dùng đang đối mặt với tình trạng lạm phát thực phẩm tràn lan. Chỉ số giá hàng hóa nông nghiệp toàn cầu đã ghi nhận mức tăng lớn nhất trong 16 tháng vào tháng 7, trước khi giảm nhẹ trong tháng 8. Thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho cây mía ở Ấn Độ, quốc gia sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Brazil.

1x-1-3-.png
Giá đường tăng cao trong năm 2023.

Ngô đang chiếm thị phần lớn hơn trong thị trường ethanol ở Brazil, quốc gia chỉ đứng sau Mỹ trong số các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học toàn cầu. Sản xuất ethanol từ ngô sẽ chiếm gần 1/5 tổng sản lượng nhiên liệu trong mùa này, từ mức gần như bằng 0 cách đây 5 năm. Công ty tư vấn Datagro dự đoán thị phần của sản xuất ethanol có thể tăng lên tới 1/3 tổng nguồn cung vào năm 2033.

Renato Pretti, giám đốc kế hoạch chiến lược của nhà sản xuất ethanol Cerradinho Bioenergia SA cho biết: “Việc mở rộng nhiên liệu sinh học sẽ chủ yếu đến từ ngô”.

Sản lượng ngô tăng ở Brazil đang mang lại lợi nhuận lớn hơn từ ethanol do doanh số bán các sản phẩm phụ như thức ăn chăn nuôi chủ yếu chỉ để trang trải chi phí trồng ngô. Ngược lại, các nhà máy mía gần đây đã chứng kiến tỷ suất lợi nhuận từ việc sản xuất ethanol bị thu hẹp. Các nhà phân tích tại ngân hàng BTG Pactual cho biết chi phí sản xuất ethanol từ ngô thấp hơn 16% so với sản xuất ethanol từ mía trong hai năm qua.

Tuy nhiên, nhu cầu về ethanol đã chững lại do người lái xe ưa chuộng xăng rẻ hơn. Theo Willian Hernandes, đối tác tại công ty tư vấn FG/A, giá ethanol có thể giảm xuống mức thấp và chỉ bằng khoảng từ 65% đến 68% giá xăng trong dài hạn.

1x-1-4-.png
Sử dụng ngô để sản xuất ethanol tại Brazil có thể tăng gấp 3 vào năm 2033.

Việc sản xuất ethanol từ ngô sẽ còn mở rộng thêm vài năm nữa là quan điểm được phần lớn các nhà phân tích đồng thuận. Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Itau BBA cho biết, Brazil có 8 nhà máy sản xuất ethanol từ ngô đang bổ sung công suất, trong khi 7 nhà máy mới khác đang được xây dựng. Nguồn cung nguyên liệu thô cũng dồi dào: các nhà phân tích ước tính Brazil sẽ tiêu thụ kỷ lục 13 triệu tấn ngô để sản xuất ethanol trong mùa vụ này, khoảng 1/10 tổng nguồn cung.

Ngô cũng là mặt hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô vào Việt Nam trong tháng 8 đạt hơn 1 triệu tấn với kim ngạch hơn 310 triệu USD, tăng mạnh 80% về lượng và tăng 75,4% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu hơn 5,3 triệu tấn ngô với kim ngạch hơn 1,7 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và giảm 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm, Brazil là thị trường cung cấp ngô lớn nhất cho Việt Nam, đồng thời đang ghi nhận nhập khẩu tăng vọt. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu ngô từ Brazil đạt hơn 1,7 triệu tấn với kim ngạch hơn 559 triệu USD, tăng 281% về lượng và tăng 272% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán tuần qua: Khối ngoại bán ròng hơn 3.800 tỷ đồng, một cổ phiếu bluechip bị "xả" đột biến
Khối ngoại bán ròng 5/5 phiên, với tổng giá trị lên tới 3.806 tỷ đồng trên toàn thị trường, một cổ phiếu bluechip bị khối ngoại “xả” đột biến; Hai "cá mập" sừng sỏ bậc nhất thị trường sẽ săn lùng cổ phiếu nào nhiều nhất trong đợt cơ cấu quý 4?; Nỗi buồn chưa từng có của thị trường chứng khoán Việt Nam: Con số kỷ lục trong hơn 24 năm hoạt động…
Một loại cây trồng bất ngờ trở thành 'vị cứu tinh' cho nguồn cung đường toàn cầu, Việt Nam cũng đang chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu từ đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO